BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 giúp học sinh củng cố kiến thức qua các sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng. Đề thi này giúp kiểm tra mức độ hiểu biết và ghi nhớ bài học.

70 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

A. Chế độ phong kiến chuyên chế hoặc chế độ thuộc địa kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

C. Sự cai trị của chính quốc đối với thuộc địa đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời đồng thời với sự xác lập của chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 2. . Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?

A. “Phát triển ngoại thương”.

B. “Phát kiến địa lí”.

C. “Rào đất cướp ruộng”.

D. “Cách mạng Xanh”.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân.

B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.

Câu 4. Sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) xuất phát từ tiền đề chính trị nào sau đây?

A. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.

B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.

C. Chế độ cai trị của thực dân Anh đã gây bất bình cho nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ.

D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ (ở miền Nam) đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Bắc Mỹ.

Câu 5. Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nào?

A. Quý tộc phong kiến.

B. Quý tộc mới.

C. Chủ nô.

D. Nông nô.

Câu 6. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. Giai cấp tư sản.

B. Nông dân.

C. Tăng lữ Giáo hội.

D. Bình dân thành thị.

Câu 7. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?

A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các thế lực phong kiến chuyên chế.

B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.

C. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.

D. Mâu thuẫn giai cấp giữa quý tộc phong kiến với nông dân và bình dân thành thị.

Câu 8. Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?

A. Thanh giáo.

B. Anh giáo.

C. Đạo Tin lành.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 9. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là

A. Cải cách tôn giáo.

B. Văn hóa Phục hưng.

C. thuyết Kinh tế học cổ điển.

D. Triết học Ánh sáng.

Câu 10. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của G. Rút-xô là

A. “Bàn về khế ước xã hội”.

B. “Tinh thần pháp luật”.

C. “Nhà nước và cách mạng”.

D. “Những lá thư triết học”.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?

A. Củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.

B. Dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.

C. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.

D. Thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên.

Câu 12. Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và rthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.

B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế

Câu 13. Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?

A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.

B. Thống nhất thị trường dân tộc.

C. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.

D. Hình thành quốc gia dân tộc.

Câu 14. Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là: thúc đẩy sự phát triển của

A. kinh tế hàng hóa.

B. kinh tế tự nhiên.

C. cơ chế kế hoạch hóa.

D. cơ chế quan liêu bao cấp.

Câu 15. Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đặt dưới sự lãnh đạo của

A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.

B. giai cấp tư sản và chủ nô.

C. giai cấp tư sản.

D. giai cấp vô sản.

Câu 16. Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của

A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.

B. giai cấp tư sản và chủ nô.

C. giai cấp tư sản.

D. giai cấp vô sản.

Câu 17. Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là

A. Ô. Crôm-oen.

B. G. Oa-sinh-tơn.

C. M. Rô-be-spie.

D. V.I. Lê-nin.

Câu 18. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?

A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.

B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.

C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

D. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ; thống nhất lãnh thổ, thị trường dân tộc.

Câu 19. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?

A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.

B. Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây.

C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.

Câu 20. Điểm tương đồng giữa Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Giai cấp tư sản độc quyền lãnh đạo cách mạng.

B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Sau cách mạng, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

D. Sử dụng tôn giáo cải cách làm “ngọn cờ” tập hợp lực lượng.

Câu 21. Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?

A. Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, 1776)

B. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).

C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).

D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).

Câu 22. Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”.

B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.

D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.

Câu 23. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).

Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản?

A. Tiền đề của cách mạng.

B. Mục tiêu của cách mạng.

C. Động lực của cách mạng.

D. Hạn chế của cách mạng.

Câu 24. “Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản trên lĩnh vực

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. giáo dục.

Câu 25. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII)?

A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.

B. giai cấp tư sản và chủ nô.

C. giai cấp tư sản.

D. giai cấp vô sản.

Câu 26. Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở

A. Hà Lan và Anh.

B. I-ta-lia-a và Đức.

C. Anh và Bắc Mĩ.

D. Pháp và Bắc Mĩ.

Câu 27. Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu?

A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).

B. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).

C. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).

D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).

Câu 28. Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của

A. cách mạng 4.0.

B. cách mạng nhung.

C. cách mạng công nghiệp.

D. cách mạng công nghệ.

Câu 29. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn

A. tự do cạnh tranh.

B. đế quốc chủ nghĩa.

C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.

D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Câu 30. Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm

A. tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.

B. giúp đỡ kinh tế và khai hóa văn minh cho các nước chậm phát triển.

C. di dân sang các nước chậm phát triển, giải quyết khủng hoảng dân số.

D. thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.

Câu 31. Đến năm 1914, thuộc địa của dế quốc Anh đã

A. chiếm 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới.

B. gấp 3 lần thuộc địa của đế quốc Pháp.

C. bị thu hẹp, chỉ còn các thuộc địa ở châu Phi.

D. gấp 4 lần thuộc địa của đế quốc Đức.

Câu 32. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1868) mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến cách mạng.

B. cải cách, canh tân đất nước.

C. chiến tranh giành độc lập.

D. đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 33. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản?

A. Giúp Nhật Bản được tránh nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây.

B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.

C. Thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa

Câu 34. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã

A. được xác lập ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.

B. được xác lập ở các quốc gia: Pháp, Đức, I-ta-li-a,…

C. mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

D. suy yếu và bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng.

Câu 35. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

A. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công.

B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.

C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.

D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.

Câu 36. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Câu 37. Hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Mỹ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, là

A. các-ten.

B. xanh-đi-ca.

C. tơ-rớt.

D. công-xooc-xi-om.

Câu 38. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.

B. Tạo cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

C. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.

D. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…

Câu 39. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản đế quốc là sự xuất hiện của tầng lớp

A. tư bản công nghiệp.

B. tư bản ngân hàng.

C. tư bản tài chính.

D. tư bản nông nghiệp.

Câu 40. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.

C. Lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.

Câu 41. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.

B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.

C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.

D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.

Câu 17. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ

A. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

B. nửa sau thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX.

C. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.

D. cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Câu 42. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở các nước tư bản.

B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.

C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.

D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.

Câu 43. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

B. Xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.

C. Có sức sản xuất cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.

D. Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

Câu 44. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là

A. sự hình thành những khối liên minh tư bản độc quyền chia nhau thế giới.

B. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.

C. lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.

Câu 45. Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là

A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

C. có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.

Câu 46. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.

B. Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn.

C. Phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.

D. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn yếu kém.

Câu 47. Một trong những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là

A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.

B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.

C. phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.

D. Thiếu  kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

Câu 48. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

B. Giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

C. Hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.

D. Có được những nguồn lực quan trọng từ xu thế toàn cầu hóa.

Câu 49. Phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước tư bản đã cho thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

A. Gia tăng tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.

B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.

C. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.

D. Thiếu  kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

Câu 50. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là

A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.

B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.

D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.

Câu 51. Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 đã

A. ban hành “Chính sách Cộng sản thời chiến”.

B. phát động cuộc chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.

C. thông qua “Chính sách kinh tế mới” do Lê-nin soạn thảo.

D. tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.

Câu 52. Ở Nga, Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1917.

B. Năm 1918.

C. Năm 1919.

D. Năm 1922.

Câu 53. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là

A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.

B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.

C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.

D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.

Câu 54. Nội dung nào dưới đâu không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.

B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.

C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.

D. Dùng bạo lực để xây dựng nền chuyên chính vô sản.

Câu 55. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 3/1921.

B. Tháng 12/1922.

C. Tháng 3/1923.

D. Tháng 1/1924.

Câu 56. Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành

A. chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.

B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

C. cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.

D. tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức.

Câu 57. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).

B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).

C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).

D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).

Câu 58. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).

B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).

C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).

D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).

Câu 59. Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.

B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

C. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Cộng sản thời chiến.

D. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Kinh tế mới (NEP).

Câu 60. Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là

A. chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc.

B. thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới.

C. hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

D. chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức.

Câu 61. Dòng chữ trên Quốc huy của Liên Xô là

A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

B. “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.

C. “Thống nhất trong đa dạng”.

D. “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại”.

Câu 62. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành

A. Chính sách kinh tế mới (NEP).

B. Sắc lệnh Hòa bình.

C. Chính sách Cộng sản thời chiến.

D. Đạo luật Trung lập.

Câu 63. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành

A. Chính sách kinh tế mới (NEP).

B. Sắc lệnh Ruộng đất.

C. Chính sách Cộng sản thời chiến.

D. Đạo luật Trung lập.

Câu 64. Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã

A. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.

B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.

D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.

Câu 65. Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa?

A. 11 nước.

B. 15 nước.

C. 4 nước.

D. 10 nước.

Câu 66. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.

C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.

Câu 67. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?

A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 68. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.

B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 69. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.

C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.