Bài 94 trong chương trình Toán lớp 4 VNEN giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán liên quan đến phép chia và phép nhân. Qua bài học, các em sẽ phát triển khả năng tư duy logic và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế trong học tập và đời sống.
Mục lục [Ẩn]
A. Hoạt động thực hành bài 94 Toán lớp 4 VNEN
Câu 1: Trang 82 VNEN toán 4 tập 2
Chơi trò chơi "Đặt bài toán theo sơ đồ":
Đáp án
Ví dụ mẫu:
Nhà em có số con vịt ít hơn số con gà là 20 con. Tỉ số của số con vịt và số con gà là 3/5. Hỏi nhà em có bao nhiêu con vịt, bao nhiêu con gà?
Câu 2: Trang 82 VNEN toán 4 tập 2
Hiệu của hai số là 40. Số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai. Tìm mỗi số
Đáp án
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
3 - 1 = 2 (phần)
Giá trị của mỗi phần là: 40 : 2 = 20
Số thứ nhất là: 20 x 1 = 20
Số thứ hai là: 20 x 3 = 60
Đáp số: Số thứ nhất 20
Số thứ hai 60
Câu 3: Trang 82 VNEN toán 4 tập 2
Thanh ít hơn Hà 12 bông hoa. Số hoa của Thanh bằng 5/7 số hoa của Hà. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu bông hoa?
Đáp án
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, ta có hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 5 = 2 (phần)
Giá trị mỗi phần là: 12 : 2 = 6 (bông hoa)
Thanh có số bông hoa là: 6 x 5 = 30 (bông hoa)
Hà có số bông hoa là: 30 + 12 = 42 (bông hoa)
Đáp số: Thanh 30 bông
Hà 42 bông
Câu 4: Trang 82 VNEN toán 4 tập 2
Xe ô tô thứ nhất chở ít hơn xe ô tô thứ hai là 420kg. Tỉ số lượng hàng của xe thứ nhất và xe thứ hai là 9/11. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
Đáp án
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, ta có hiệu số phần bằng nhau là:
11 - 9 = 2 (phần)
Giá trị mỗi phần là: 420 : 2 = 210 (kg)
Xe thứ nhất chở được số kg hàng là: 210 x 9 = 2700 (kg)
Xe thứ hai chở được số kg hàng là: 2700 + 420 = 3120 (kg)
Đáp số: xe thứ nhất 2700 kg
Xe thứ hai 4120 kg
Câu 5: Trang 83 VNEN toán 4 tập 2
Dựa vào sơ đồ sau, nêu bài toán rồi giải bài toán sau:
Hướng dẫn giải
- Quan sát sơ đồ tìm tỉ số và hiệu của hai số, sau đó nêu bài toán thích hợp.
- Giải bài toán:
1. Tìm hiệu số phần bằng nhau.
2. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé) hoặc tìm số lớn trước.
5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...) hoặc tìm số bé (lấy số lớn trừ đi hiệu).
Chú ý: Bước 2 và bước 3 có thể gộp thành một bước.
Đáp án
Nêu bài toán:
Hoa có ít hơn Ngọc 270 m vải. Số m vải của Hoa bằng 2/5 số m vải của Ngọc. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu m vải?
Bài giải:
Ta có hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (phần)
Giá trị mỗi phần là: 270 : 3 = 90 (m vải)
Hoa có số m vải là: 90 x 2 = 180 (m vải)
Ngọc có số m vải là: 180 + 270 = 450 (m vải)
Đáp số: Hoa 180m; Ngọc 450m
B. Hoạt động ứng dụng bài 94 Toán lớp 4 VNEN
Trang 83 VNEN toán 4 tập 2
Dựa vào sơ đồ sau, nêu bài toán rồi giải bài toán đó:
Hướng dẫn giải
- Quan sát sơ đồ tìm tỉ số và hiệu của hai số, sau đó nêu bài toán thích hợp.
- Giải bài toán:
1. Tìm hiệu số phần bằng nhau.
2. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.
4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé) hoặc tìm số lớn trước.
5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...) hoặc tìm số bé (lấy số lớn trừ đi hiệu).
Chú ý: Bước 2 và bước 3 có thể gộp thành một bước.
Nêu bài toán:
Nhà em có số cây nhãn nhiều hơn số cây vải là 18 cây. Trong đó, số cây nhãn bằng 6/4 số cây vải. Hỏi nhà em có bao nhiêu cây nhãn, bao nhiêu cây vải?
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 6 - 4 = 2 (phần)
Giá trị mỗi phần là: 18 : 2 = 9 (cây)
Số cây nhãn nhà em là: 9 x 6 = 54 (cây)
Số cây vải nhà em là: 54 - 18 = 36 (cây)
Đáp số: Nhãn 54 cây, vải 36 cây
C. Bài tập vận dụng liên quan
1. Nhà Lan có 2 anh em. Lan kém anh trai của cô ấy 5 tuổi. Tuổi của bố Lan gấp 5 lần tuổi anh Lan và hơn tuổi Lan 45 tuổi. Hỏi tuổi Lan hiện nay?
Hướng dẫn
Bố hơn anh Lan số tuổi là: 45 - 5 = 40 (tuổi)
Coi tuổi anh là 1 phần thì tuổi bố là 5 phần
Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 1 = 4 (phần)
Tuổi anh là: 40 : 4 x 1 = 10 (tuổi)
Tuổi Lan là: 10 - 5 = 5 (tuổi) .
2. Hình chữ nhật có chiều dài bằng chiều rộng. Nếu tăng chiều rộng 20m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật?
Hướng dẫn
Chiều dài hơn chiều rộng 20m
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng: |-------|-------|
Chiều dài: |-------|-------|-------|
Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 2 = 1 (phần)
Chiều rộng của hình chữ nhật là: 20 : 1 x 2 = 40 (m)
Chiều dài của hình chữ nhật là: 40 + 20 = 60 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là: 40 x 60 = 2400 (m2)
3. Có hai thùng dầu, thùng thứ nhất đựng ít thùng thứ hai 24 lít dầu. 5 lần thùng thứ nhất bằng 3 lần thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
Hướng dẫn
Hiệu hai thùng là: 24 lít
Thùng thứ nhất x 5 = thùng thứ hai x 3
Thùng thứ nhất = thùng thứ hai x 3 : 5
Hay thùng thứ nhất = 3/5 thùng thứ hai
Vẽ sơ đồ:
Thùng 1: |-------|-------|-------|
Thùng 2: |-------|-------|-------|-------|-------|
Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 = 2 (phần)
Thùng thứ nhất đựng số lít dầu là: 24 : 2 x 3 = 36 (lít)
Thùng thứ hai đựng số lít dầu là: 36 + 24 = 60 (lít)
4. Hiện nay, An 8 tuổi và chị Mai 28 tuổi. Sau bao nhiêu năm nữa thì tuổi An bằng tuổi chị Mai?
Hướng dẫn
Bước 1: Tìm hiệu
Chị Mai hơn An số tuổi là: 28 – 8 = 20 (tuổi)
Bước 2: Tìm tỉ số:
tuổi An bằng tuổi chị Mai thì tuổi An bằng tuổi của chị Mai
(Ghi nhớ: Cứ cùng tử số thì mẫu số là số phần; nếu gặp bài không cùng tử số thì quy đồng về cùng tử số. Còn nếu là tích như bài 3 thì số phần ngược lại)
Giải thích để học sinh hiểu thì có thể áp dụng cách sau:
Tuổi An : 3 = Tuổi chị Mai : 7 suy ra Tuổi An = Tuổi chị Mai : 7 x 3 = tuổi chị Mai)
Bước 3: Vẽ sơ đồ:
An: |-------|-------|-------|
Mai: |-------|-------|-------|-------|-------|-------|-------|
Bước 4: Tìm hiệu số phần bằng nhau.
Hiệu số phần bằng nhau là: 7 – 3 = 4 (phần)
Bước 5: Tìm hai số
Số bé = hiệu : hiệu số phần bằng nhau x số phần của số bé
Tuổi An khi đó là: 20 : 4 x 3 = 15 (tuổi)
Số năm để tuổi An bằng tuổi Mai là: 15 – 8 = 7 (năm)
5. Một lớp học có số học sinh nữ gấp đôi số học sinh nam. Nếu chuyển đi 3 học sinh nữ thì số học sinh nữ hơn số học sinh nam là 7 em. Lớp học đó có số học sinh là: ...... học sinh.
Hướng dẫn
Số học sinh nữ hơn số học sinh nam ban đầu là: 7 + 3 = 10 (bạn)
Ta có sơ đồ:
Học sinh nữ: |-------|-------|
Học sinh nam: |-------|
Hiệu số phần bằng nhau là: 2 – 1 = 1 (phần)
Số học sinh nữ lớp đó là: 10 : 1 x 2 = 20 (bạn)
Số học sinh nam là: 20 : 2 = 10 (bạn)
Tổng số học sinh lớp đó là: 20 + 10 = 30 (bạn)
6. Năm nay tuổi mẹ gấp gấp 4 lần tuổi con. Hai năm trước tuổi mẹ hơn tuổi con là 27 tuổi. Tuổi mẹ hiện nay là: ...... tuổi; tuổi con hiện nay là: ...... tuổi.
Hướng dẫn
Vẽ sơ đồ:
Tuổi con: |----------|
Tuổi mẹ: |----------|----------|----------|----------|
Mẹ hơn con 27 tuổi
Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con hiện nay là: 27 : 3 x 1 = 9 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là: 9 x 4 = 36 (tuổi)
7. Năm nay con kém mẹ 24 tuổi và tuổi con bằng tuổi mẹ. Tuổi con năm nay là : …tuổi.
Hướng dẫn
Vẽ sơ đồ:
Tuổi con: |----------|
Tuổi mẹ: |----------|----------|----------|----------|
Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: 24 : 3 x 1 = 8 (tuổi)