Bài 106 trong chương trình Toán lớp 4 VNEN giúp học sinh khám phá và thực hành các phép toán với số thập phân. Qua bài học, các em sẽ phát triển kỹ năng tính toán, tư duy logic và khả năng áp dụng kiến thức vào các bài toán thực tế trong cuộc sống.
Mục lục [Ẩn]
A. Hoạt động thực hành bài 106 Toán lớp 4 VNEN
Câu 1. Trang 110 toán VNEN 4 tập 2
Chơi trò chơi “Kết bạn”:
Từng cặp hai nhóm chơi với nhau: Mỗi bạn trong mỗi nhóm nhận một thẻ, trong mỗi thẻ có ghi một số đo diện tích hoặc một số đo thời gian.
Nhóm 1 lên đứng lên trước lớp, từng bạn đọc số đo ghi trên thẻ của mình (chẳng hạn 2m2). Bạn nào ở nhóm 2 có số đo bằng số đo vừa đọc (chẳng hạn 200dm2) thì chạy nhanh lên đứng cạnh “kết bạn”. Cứ như thế cho đến khi các bạn ở nhóm 1 đọc hết số trên thẻ của mình. Các bạn còn lại trong lớp làm trọng tài.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ cách chơi và chơi theo hướng dẫn của đề bài.
- Áp dụng cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích hoặc đơn vị đo thời gian đã học, chẳng hạn 1 giờ = 60 phút, …
Ví dụ:
1 thế kỉ = 100 năm
2 dm2 = 200 cm2
6 dm2 4cm2 = 604 cm2
Câu 2: Trang 110 toán VNEN 4 tập 2
Câu 3: Trang 110 toán VNEN 4 tập 2
Điền dấu < =>:
4 giờ 15 phút ..... 300 phút
327 giây .... 5 phút 20 giây
Đáp án
4 giờ 15 phút ..... 300 phút
=> 255 phút < 300 phút
327 giây .... 5 phút 20 giây
=> 327 giây > 320 giây
Câu 4: Trang 111 toán VNEN 4 tập 2
Câu 5: Trang 111 toán VNEN 4 tập 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Câu 6: Trang 111 toán VNEN 4 tập 2
B. Hoạt động ứng dụng bài 106 Toán lớp 4 VNEN
Trang 111 toán VNEN 4 tập 2
Đố vui: Bài toán tính sơn
a. Em hãy ước lượng chiều dài, chiều rộng một bức tường nhà em rồi tính diện tích bức tường đó, sau đó tính tiếp nếu sơn toàn bộ tường nhà em thì hết bao nhiêu ki lô gam sơn.
b. Trung bình thời gian sơn mỗi mét vuông là 20 phút. Em hãy tính xem nếu sơn toàn bộ tường nhà em thì hết bao nhiêu thời gian?
Đáp án
Ví dụ mẫu:
Chiều dài nhà em 5m, chiều rộng 3m
Vậy diện tích của bức tường nhà em là:
5 x 3 = 15 (m2)
Trung bình mỗi m2 hết khoảng 600g sơn, vậy nếu sơn hết cả bức tường hết:
15 x 600 = 9000 (g) = 9 (kg)
b. Nếu sơn toàn bộ ngôi nhà của em thì hết số thời gian là:
20 x 15 = 300 (phút) = 5 (giờ)
C. Bài tập vận dụng liên quan
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 yến = ... kg
1 tạ = ... kg
1 tấn = ... kg
1 tạ = ... yến
1 tấn = ... tạ
1 tấn = ... yến
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng
Đáp án:
Các em điền như sau:
1 yến = 10 kg
1 tạ = 100 kg
1 tấn = 1000 kg
1 tạ = 10 yến
1 tấn = 10 tạ
1 tấn = 100 yến
Bài 3: Một con cá cân nặng 1kg 700g, một bó rau cân nặng 300g. Hỏi cả cá và rau cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Tóm tắt
Con cá: 1kg 700g
Bó rau: 300g
Cá và rau: .... kg?
Phương pháp giải
Đổi: 1kg 700g = 1700g
Cân nặng của cả rau và cá = cân nặng của bó rau + cân nặng của con cá.
Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đo là ki-lô-gam, lưu ý rằng 1kg = 1000g
Đáp án
1kg 700g = 1700g
Cả cá và rau cân nặng:
1700 + 300 = 2000 (g)
2000g = 2 kg
Đáp số: 2kg
Bài 4: Một xe ô tô chở được 32 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50kg. Hỏi chiếc xe đó chở được tất cả bao nhiêu tạ gạo?
Phương pháp giải
Cân nặng của 32 bao gạo = cân nặng của 1 bao gạo × 32.
Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đo là tạ, lưu ý rằng 1 tạ = 100kg
Đáp án
Xe ô tô chở được tất cả là:
50 x 32 = 1600 (kg)
1600 kg = 16 tạ
Đáp số: 16 tạ gạo