BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Giải bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều có đáp án. Sách hướng dân học toán 5 tập 2 trang 93. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới.

1. Hoạt động cơ bản bài 96 Toán VNEN

- Thực hiện hoạt động "Liệt kê các loại phương tiện giao thông và ước lượng vận tốc tương ứng":

Mỗi bạn trong nhóm nghĩ ra một loại phương tiện giao thông và nêu vận tốc của loại phương tiện đó

Ví dụ: Máy bay phản lực: 850 km/giờ

Máy bay cánh quạt: 500 km/giờ

Xe đạp: 15 km/giờ

Ngựa: 18 km/giờ

……

Đáp án

Ví dụ:

· Tàu hỏa: 120km/ giờ

· Ô tô khách: 80km/ giờ

· Ô tô kéo rơ móc: 60km/ giờ

· Xe đạp: 15 km/giờ

· Xe máy : 40 km/giờ

· Máy bay phản lực: 850km/giờ

2. Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn (sgk)

Ví dụ: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 15 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ A cách B là 48km với vận tốc 39km và đuổi theo xe đạp, mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?

Nhận xét:

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:

39 – 15 = 24 (km)

Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

48 : 24 = 2 (giờ)

Đáp số : 2 giờ.

3. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán sau:

Bài toán: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Bài giải:

Sau hai giờ xe đạp đi được số quãng đường là:

18 x 2 = 36 (km)

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:

42 - 18 = 24 (km)

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

36 : 24 = 1,5 (giờ)

Đáp số: 1,5 giờ

2. Hoạt động thực hành bài 96 Toán VNEN

Câu 1. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cùng đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Phương pháp giải:

- Tính khoảng cách giữa hai xe khi xe máy bắt đầu xuất phát, tức là quãng đường xe đạp đi được trong 2 giờ.

- Tính số ki-lô-mét mà xe máy gần xe đạp sau mỗi giờ.

- Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp ta lấy khoảng cách giữa hai xe khi xe máy bắt đầu xuất phát chia cho số ki-lô-mét mà xe máy gần xe đạp sau mỗi giờ.

Bài giải

Sau hai giờ, xe đạp đi được số quãng đường là:

15 x 2 = 30 (km)

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp số km là:

40 - 15 = 25 (km)

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

30 : 25 = 1,2 (giờ) = 1 giờ 12 phút

Đáp số: 1 giờ 12 phút

Câu 2. Một người đi xe máy từ A đến B lúc 8 giờ với vận tốc 32km/giờ. Đến 9 giờ 30 phút, một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 56km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Phương pháp giải

Tính thời gian xe máy đi trước ô tô : 9 giờ 30 phút – 8 giờ = 1 giờ 30 phút.

- Tính khoảng cách giữa hai xe khi ô tô bắt đầu xuất phát, tức là quãng đường xe máy đi được trong 1 giờ 30 phút.

- Tính số ki-lô-mét mà ô tô gần xe máy sau mỗi giờ.

- Tính thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy ta lấy khoảng cách giữa hai xe khi ô tô bắt đầu xuất phát chia cho số ki-lô-mét mà ô tô gần xe máy sau mỗi giờ.

- Tìm thời gian lúc ô tô đuổi kịp xe máy ta lấy thời gian lúc ô tô xuất phát cộng với thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy.

Bài giải

Thời gian xe máy đi trước ô tô là:

9 giờ 30 phút - 8 giờ = 1 giờ 30 phút (hay 1,5 giờ)

Sau 1,5 giờ, xe máy đi được số quãng đường là:

32 x 1,5 = 48 (km)

Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:

56 - 32 = 24 (km)

Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:

48 : 24 = 2 (giờ)

Vậy thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:

9 giờ 30 phút + 2 = 11 giờ 30 phút

Đáp số: 11 giờ 30 phút

3. Hoạt động ứng dụng bài 96 Toán VNEN lớp 5

Câu 1. Lập kế hoạch phân bổ thời gian tham quan, thực tế

Em dự kiến kế hoạch đi tham quan, thực tế cho lớp ở một số địa danh. (Chẳng hạn đi tham quan bảo tàng, sau đó tới công viên, rồi thăm nhà bà mẹ liệt sĩ....)

Đáp án

Ví dụ mẫu:

Các chặng

Quãng đường

Vận tốc

Thời gian đi từng chặng

Thời gian lưu lại ở cuối chặng

Trường em -> lăng Bác

8 km

40 km/ giờ (ô tô)

12 phút

ở lại 40 phút

Lăng Bác -> chùa một cột

1km

5 km/ giờ (đi bộ)

12 phút

ở lại 30 phút

Chùa một cột -> Văn miếu Quốc tử giám

3 km

30 km/ giờ (ô tô)

6 phút

ở lại 45 phút

Văn miếu -> công viên Thủ Lệ

7 km

40 km/giờ (ô tô)

10 phút 30 giây

ở lại 1 giờ

Tổng thời gian

 

 

40 phút 30 giây

2 giờ 55 phút

 

 

3 giờ 35 phút 30 giây

4. Lý thuyết cần nhớ về hai chuyển động cùng chiều

Bài toán tổng quát 1 - Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng lúc, khác vị trí

Cách giải:

Coi vận tốc xe thứ nhất (v1) lớn hơn vận tốc xe thứ hai (v2). Hai xe xuất phát cùng lúc từ hai vị trí cách nhau quãng đường S

Tìm hiệu vận tốc: v = v1 - v2

Tìm thời gian để hai xe gặp nhau: T = S : v

Hai xe gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + thời gian để gặp nhau t

Vị trí hai vật gặp nhau các điểm xuất phát của xe thứ nhất: X = v1 x t

Bài toán tổng quát 2 - Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng địa điểm, khác thời gian

Cách giải:

Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng một địa điểm. Xe thứ 2 xuất phát trước xe thứ nhất thời gian t0, sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì ta sẽ tính thời gian để chúng đuổi kịp nhau

Tìm hiệu vận tốc: v = v1- v2

Thời gian xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai là: t = (v2 x t0) : v

5. Phương pháp học tốt Toán VNEN lớp 5

Lên kế hoạch học tập chi tiết và rõ ràng là một yếu tố quan trọng không chỉ trong việc học mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Để đạt được thành công, việc lên kế hoạch trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào cũng rất quan trọng, và điều này cũng áp dụng khi học toán lớp 5.

Việc tạo ra một kế hoạch học tập chi tiết và cụ thể có thể giúp các con nâng cao hiệu suất học tập thông qua sự tổ chức và sự thống nhất. Điều này cũng giúp các em xây dựng thói quen học tập hiệu quả.

Ngoài ra, trước khi đến lớp, bố mẹ nên khuyến khích con dành thời gian tìm hiểu bài cũ và kiến thức mới. Dành chỉ 10 - 15 phút để ôn tập bài cũ có thể giúp củng cố kiến thức và hiểu rõ nội dung bài học mới hơn. Khi đọc bài mới, nếu có điều gì không hiểu, các con nên đánh dấu để sau đó hỏi thầy cô giải thích.

Cũng cần rèn cho các con thói quen tập trung khi nghe giảng trên lớp. Những bài giảng từ giáo viên rất quan trọng, đặc biệt là trong môn toán lớp 5, vì kiến thức ở đây có phần phức tạp. Bỏ lỡ bất kỳ phần nào trong bài giảng có thể dẫn đến sự thiếu sót trong kiến thức.

Sách giáo khoa là nguồn tài liệu chính thống được sử dụng trong giáo dục. Đây là nền tảng quan trọng cho việc học toán lớp 5. Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo rằng con họ không bỏ qua việc đọc sách giáo khoa. Chỉ khi các em thực sự hiểu và thành thạo kiến thức trong sách giáo khoa, bố mẹ mới nên cho con làm các bài tập bổ sung và nâng cao.

Khi giao cho con các bài tập, hãy phân loại chúng theo mức độ khó dần. Toán học là một loạt các khái niệm được kết nối với nhau, vì vậy việc tăng cường từng bước là quan trọng. Bằng cách làm bài tập từ dễ đến khó, các em có thể xây dựng kiến thức một cách đều đặn.

Cuối cùng, hãy khuyến khích các con ghi chú những điểm quan trọng và yêu cầu họ tự kiểm tra lại. Việc này giúp bé phát triển khả năng ghi nhớ và tự quản lý học tập một cách hiệu quả.