BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Bài "Luyện tập chung" trang 75 giúp học sinh củng cố kiến thức về văn bản và kĩ năng viết. Qua các bài tập, học sinh có cơ hội rèn luyện khả năng diễn đạt, tư duy mạch lạc, và phát triển tư duy ngôn ngữ một cách hiệu quả.

1. Giải Bài 1 Toán lớp 4 Luyện tập chung trang 75

Đề Bài: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 10 kg = ... yến

100kg = ... tạ

50 kg = ... yến

300kg = ... tạ

80kg = ... yến

1200kg = ... tạ

b) 1000kg = ... tấn

10 tạ = ... tấn

8000kg = ... tấn

30 tạ = ... tấn

15 000kg = ... tấn

200 tạ = ... tấn

c) 100cm2 = ... dm2

100dm2 = ... m2

800cm2 = ... dm2

900dm2 = ... m2

1700cm2 = ... dm2

1000dm2 = ... m2

Cách giải:

- Theo bảng đơn vị đo độ dài/ khối lượng:

+ Mỗi đơn vị đo lớn gấp 10 lần đơn vị nhỏ hơn liền kề nó

+ Mỗi đơn vị đo nhỏ bằng 1/10 lần đơn vị lớn hơn liền kề nó

=> Thứ tự các đơn vị đo:

- Khối lượng: Tấn; tạ; yến; ki-lô-gam (kg); héc-tô-gam (hg); đề-ca-gam (dag); gam (g)

- Độ dài: ki-lô-mét (km); héc-tô-mét (hm); đề-ca-mét (dam); mét (m); đề-xi-mét (dm); xen-ti-mét (cm); mi-li-mét (mm)

- Theo bảng đơn vị đo diện tích:

+ Mỗi đơn vị đo diện tích có giá trị gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn liền kề nó

+ Mỗi đơn vị đo diện tích nhỏ có giá trị bằng 1/100 lần đơn vị lớn hơn liền kề nó.

Đáp án:

a) 10kg = 1 yến

100kg = 1 tạ

50kg = 5 yến

300kg = 3 tạ

80kg = 8 yến

1200kg = 12 tạ

b) 1000kg = 1 tấn

10 tạ = 1 tấn

8000kg = 8 tấn

30 tạ = 3 tấn

15 000kg = 15 tấn

200 tạ = 20 tấn

c) 100cm2 = 1dm2

100dm2 = 1m2

800cm2 = 8dm2

900dm2 = 9m2

1700cm2 = 17dm2

1000dm2 = 10m2

2. Giải Bài 2 Toán lớp 4 Luyện tập chung trang 75 

Đề Bài:

Tính:

a) 268 x 235

324 x 250

b) 475 x 205

309 x 207

c) 45 x 12 + 8

45 x (12 + 8)

Cách giải:

- Đối với các phép tính nhân hai số: Cách đặt tính phép nhân như những bài tập trước đã hướng dẫn, các em xem lại để biết cách làm bài.

- Đối với các biểu thức có chứa dấu ngoặc: Ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau

- Đối với các biểu thức có chứa phép nhân và phép cộng: Ta thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau.

Đáp án:

a) 268 x 235 = 62980

324 x 250 = 8100

b) 475 x 205 = 97375

309 x 207 = 63963

c) 45 x 12 + 8 = 540 + 8 = 548

45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900

3. Giải Bài 3 Toán lớp 4 luyện tập chung trang 75

Đề Bài:

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 2 x 39 x 5;

b) 302 x 16 + 302 x 4;

c) 769 x 85 - 769 x 75.

Cách giải:

- Câu a): Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân: a x b x c = a x (b x c), đem nhóm các số mà khi nhân với nhau, tích của chúng là một số tròn chục, rồi đem nhân với số còn lại

- Câu b): Vận dụng cách tính: a x b + a x c = a x (b + c) -

Câu c): Vận dụng cách tính: a x b - a x c = a x (b - c)

Đáp án:

a) 2 x 39 x 5

= 39 x (2 x 5)

= 39 x 10 = 390

b) 302 x 16 + 302 x 4

= 302 x (16 + 4)

= 302 x 20 = 6040

c) 769 x 85 - 769 x 75

= 769 x (85 - 75)

= 769 x 10 = 7690

4. Giải Bài 4 toán lớp 4 Luyện tập chung trang 75

Đề Bài:

Hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một bể. Vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25l nước. Vòi thứ hai mỗi phút chảy được 15l nước. Hỏi sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước ?

Cách giải:

Cách giải 1:

- Đổi đơn vị đo thời gian ra phút

- Tính số lít nước mà mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được, bằng cách lấy số lít nước vòi thứ nhất mỗi phút chảy được đem cộng với số lít nước vòi thứ hai mỗi phút chảy được

- Muốn biết sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy vào bể được bao nhiêu lít nước, ta lấy thời gian hai vòi chảy được vào bể đem nhân với số lít nước sau mỗi phút hai vòi cùng chảy được vào bể.

Cách giải 2:

- Đổi đơn vị đo thời gian ra phút

- Tính số lít nước sau 1 giờ 15 phút vòi thứ nhất chảy được vào bể, bằng cách lấy số thời gian đem nhân với số lít nước mà mỗi phút vòi chảy được

- Tính số lít nước sau 1 giờ 15 phút vòi thứ hai chảy được vào bể, bằng cách lấy số thời gian đem nhân với số lít nước mà mỗi phút vòi chảy được

- Tính số lít nước sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể, bằng cách lấy hai kết quả vừa tìm được bên trên đem cộng lại với nhau.

Đáp án:

Cách 1:

Ta có 1 giờ 15 phút = 75 phút.

Mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được:

25 + 15 = 40 (l)

Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể được:

40 x 75 = 3000 (l)

Đáp số: 3000 l nước

Cách 2:

1 giờ 15 phút = 75 phút

Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ nhất chảy vào bể được:

25 x 75 = 1875 (l)

Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ hai chảy vào bể được:

15 x 75 = 1125 (l)

Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể được:

1875 + 1125 = 3000 (l)

Đáp số: 3000 l nước

5. Giải Bài 5 Toán lớp 4 Luyện tập chung trang 75

Đề Bài: Một hình vuông có cạnh là a. Gọi S là diện tích của hình vuông

a) Viết công thức tính diện tích của hình vuông đó.

b) Tính diện tích của hình vuông khi a = 25m

Cách giải:

- Công thức tính diện tích hình vuông: S = a x a hay S = a2

Trong đó: S là kí hiệu diện tích hình vuông; a là độ dài cạnh

=> Phát biểu bằng lời: Muốn tính diện tích hình vuông, "cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây".

- Vận dụng công thức trên, thay số đã cho vào công thức, tính toán cẩn thận để tìm ra kết quả đúng nhất; lưu ý cần thêm kí hiệu diện tích là m2 vào sau kết quả.

Đáp án:

a) Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó nên:

S = a x a

b) Với a = 25m thì S = 25 x 25 = 625 (m2)

6. Giải toán lớp 4 cần lưu ý những gì?

- Thuộc lòng lý thuyết: Khi học sinh thuộc được lý thuyết, nắm được nội dung của bài học thì học sinh sẽ vận dụng giải bài tập một cách nhanh chóng hơn. Ở toán 4, có rất nhiều bài mà học sinh chỉ cần nắm chắc lý thuyết thì sẽ làm bài tập một cách dễ dàng.

 - Kỹ năng phân tích đề: Đây là kỹ năng rất quan trọng khi học sinh thực hiện giải toán có lời văn. Kỹ năng phân tích đề giúp cho học sinh biết được dữ kiện đề bài cho, điều mà đề bài muốn hỏi. Kỹ năng này còn đòi hỏi học sinh tư duy hệ thống các câu hỏi để thực hiện giải một bài toán. Khi học sinh trả lời được hệ thống các câu hỏi đó thì bài toán được giải quyết. Từ đó, học sinh tự đưa ra các bước tính, phép tính phù hợp để thực hiện việc giải toán.

- Nhận biết các dạng toán cơ bản: Ở lớp 4, học sinh sẽ được học các bài toán Tổng - hiệu, Tổng - tỉ, Hiệu - tỉ. Đây là những dạng toán đặc trưng, có cách giải, công thức tính nhất định. Học sinh quen với các dạng toán này thì khi các em đọc đề, phân tích đề sẽ biết được cách làm, công thức ở từng dạng bài nhất định. Từ đó, học sinh chỉ cần làm bài đúng với các bước thì bài toán sẽ được giải quyết nhanh chóng. 

- Kỹ năng tóm tắt đề: Ở học sinh khối lớp 4, ngoài việc tóm tắt đề bằng lời, hình ảnh trực quan thì học sinh sẽ được làm quen với tóm tắt đề bằng sơ đồ đoạn thẳng. Đây là kỹ năng rất quan trọng đối với các bài toán có tỷ số. Sơ đồ đoạn thẳng được coi như là một hình ảnh trực quan giúp học sinh dễ dàng nhận ra được số phần, tỉ lệ giữa các phần có bằng nhau hay không? Bài toán là dạng nào? Từ đó học sinh sẽ xác định được cách giải đúng cho bài toán.

Học sinh cần tóm tắt đề đúng theo mẫu mà giáo viên Tiểu học dạy kèm, tránh tự ý tóm tắt theo cách hiểu của bẩn thân mình đôi khi sẽ làm sai ý nghĩa đề bài, từ đó dẫn đến việc thực hiện giải toán không chính xác.

- Thường xuyên luyện tập: Với đặc điểm của học sinh tiểu học, khi trí nhớ của học sinh chỉ là trí nhớ ngắn hạn. Thì việc luyện tập các bài toán là điều vô cùng cần thiết. Ở lớp 4, học sinh được học nhiều dạng toán mới, nhiều kiến thức mới vì vậy việc luyện tập sẽ giúp học sinh ghi nhớ được lâu hơn. Ngoài việc ghi nhớ cách làm, nó còn giúp học sinh rèn được tính cẩn thận trong môn Toán. Luyện tập có thể dưới nhiều hình thức toán đố, trắc nghiệm hoặc các bài tính nhẩm.