Hình bình hành là một trong những hình học cơ bản mà học sinh lớp 4 sẽ tìm hiểu. Trong bài học này, các em sẽ khám phá cách tính diện tích hình bình hành, nắm vững công thức và áp dụng vào các bài tập thực tế để phát triển tư duy toán học.
Mục lục [Ẩn]
1. Bài 1 Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ các hình đã cho để tìm các cặp cạnh đối diện có trong mỗi hình vẽ đã cho.
Lời giải chi tiết:
Các cặp cạnh đối diện :
- Trong hình chữ nhật ABCD là : AB và CD, BC và AD.
- Trong hình bình hành EGHK là : EG và HK, GH và EK.
- Trong hình tứ giác MNPQ là : MN và PQ, NP và MQ.
2. Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu)
Phương pháp giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Lời giải chi tiết:
3. Bài 3: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b
Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
P = (a + b) × 2 (a và b cùng một đơn vị đo)
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:
a) a = 8cm ; b = 3cm;
b) a = 10dm ; b = 5dm.
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào biểu thức P = (a + b) × 2 rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) Nếu a = 8cm ; b = 3cm thì chu vi hình bình hành là : P = (8 + 3) × 2 = 22 (cm)
b) Nếu a = 10dm; b = 5dm thì chu vi của hình bình hành là : P = (10 + 5) × 2 = 30 (dm)
4. Bài 4: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của mảnh đất đó
Phương pháp giải:
Áp dụng cách tính diện tích hình bình hành :
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Mảnh đất hình bình hành
Độ dài đáy: 40dm
Chiều cao: 25dm
Diện tích: ....?
Bài giải
Diện tích của mảnh đất đó là: 40 × 25 = 1000 (dm2)
Đáp số : 1000dm2.
Lưu trữ: Giải Toán lớp 4 trang 104 Diện tích hình bình hành (sách cũ)
5. Bài 5: Tính diện tích hình bình hành
Phương pháp giải
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Lời giải:
Hình bình hành bên trái có diện tích là: 9 × 5 = 45 (cm2)
Hình bình hành ở giữa có diện tích là:13 × 4 = 52 (cm2)
Hình bình hành bên phải có diện tích là: 7 x 9 = 63 (cm2)
6. Bài 6:Tính diện tích của hình chữ nhật, hình bình hành
a) Hình chữ nhật:
b) Hình bình hành:
Phương pháp giải
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Lời giải:
a) Diện tích hình chữ nhật là :10 x 5 = 50 (cm2)
b) Diện tích hình bình hành là:10 x 5 = 50 cm
Nói thêm :
Ta thấy diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật. Vậy nếu đáy của hình bình hành bằng chiều dài hình chữ nhật và chiều cao của hình bình hành bằng chiều rộng của hình chữ nhật thì diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật.
7. Bài 7: Tính diện tích hình bình hành biết độ dài cạnh đáy, chiều cao
a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm;
b) Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.
Phương pháp giải
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Lời giải:
Đổi ra cùng một đơn vị trước khi tính …
a) Đổi 4dm = 40 cm
Diện tích hình bình hành là: 40 x 34 = 1360 (cm2)
b) Đổi 4m= 40 dm
Diện tích hình bình hành là : 40 x 13 = 520 (dm2)
Đáp số : a) 1360 cm2
b) 520 cm2
8. Bài tập trắc nghiệm - Bài tập Hình bình hành - Diện tích hình bình hành Toán lớp 4 có lời giải
Câu 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Đáp án: Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ tư từ trên xuống có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.
Câu 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành đó là:
A. S = (a+h)×2
B. S = a+h
C. S = a×h
D. S = a×h∶2
Đáp án: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). Do đó, bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h thì diện tích hình bình hành đó được tính theo công thức:: S=a×h.
Câu 3: Diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 8cm là:
A. 22cm2
B. 44cm2
C. 56cm2
D. 112cm2
Đáp án
Diện tích hình bình hành đó là:
14×8=112(cm2)
Đáp số: 112cm2.
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
Đáp án
Diện tích hình bình hành đó là:
25×18=450(dm2)
Đáp số: 450dm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 450.
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:
Hình bình hành có độ dài đáy là 42dm và chiều cao là 3dm có diện tích là dm2
Đáp án
Đổi 3m=30dm
Diện tích hình bình hành đó là:
42×30=1260(dm2)
Đáp số: 1260dm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1260.
Câu 6: Độ dài đáy của hình bình hành có chiều cao 24cm và diện tích là 432cm2 là:
A. 16cm
B. 17cm
C. 18cm
D. 19cm
Đáp án
Độ dài đáy của hình bình hành đó là:
432:24=18(cm)
Đáp số: 18cm.
Câu 7: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
P = (a + b)×2 (a và b cùng một đơn vị đo)
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết a = 48cm và b = 34cm.
A. 14cm
B. 82cm
C. 164cm
D. 1632cm
Đáp án
Nếu a=48cm và b=34cm thì P=(a+b)×2=(48+34)×2=164(cm)
Vậy chu vi hình bình hành đó là 164cm.
Câu 8: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Diện tích khu rừng đó là:
A. 991368m2
B. 939148m2
C. 919348m2
D. 919368m2
Đáp án
Độ dài đáy của khu rừng đó là:
678×2=1356(m)
Diện tích của khu rừng đó là:
678×1356=919368(m2)
Đáp số: 919368m2.
Câu 9: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình bình hành có chiều cao là 27cm, độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao.
Vậy diện tích hình bình hành đó là cm2
Đáp án
Chiều cao của hình bình hành là:
27×3=81(cm)
Diện tích của hình bình hành là:
27×81=2187(cm2)
Đáp số: 2187 cm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 2187.
Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình bình hành có diện tích là 1855cm2 và độ dài cạnh đáy là 53dm.
Vậy chiều cao của hình bình hành đó là dm
Đáp án
Chiều cao của hình bình hành đó là: 1855:53=35(dm)
Đáp số: 35dm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 35.
Câu 11: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình bình hành có diện tích là 8dm2 và độ dài cạnh đáy là 32cm.
Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là cm
Đáp án
Đổi 8dm2=800cm2
Chiều cao của hình bình hành đó là: 800:32=25(cm)
Đáp số: 25cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 25.
Chú ý
Đơn vị đo của diện tích phải tương ứng với đơn vị đo của độ dài đáy và chiều cao. Độ dài cạnh đáy và chiều cao có đơn vị đo là cm thì đơn vị đo của diện tích phải cm2. Vì thế để giải được bài toán này ta cần đổi diện tích sang đơn vị đo là cm2 rồi mới thay số vào công thức để tính chiều cao.
Câu 12: Một mảnh vườn dạng hình bình hành có tổng độ dài của chiều cao và độ dài đáy là 233m, chiều cao kém độ dài đáy 17m. Người ta trồng ngô trên mảnh vườn đó, tính ra cứ 100m2 thì thu được 60kg ngô. Hỏi đã thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô trên mảnh vườn đó?
A. 81 tạ
B. 162 tạ
C. 8100 tạ
D. 16200 tạ
Đáp án
Ta có sơ đồ:
Độ dài đáy của mảnh vườn đó là: (233+17):2=125(m)
Chiều cao của mảnh vườn đó là: 125−17=108(m)
Diện tích mảnh vườn đó là: 125×108=13500(cm2)
13500cm2 gấp 100cm2 số lần là: 13500:100=135 (lần)
Trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được số ki-lô-gam ngô là: 60×135=8100(kg)
8100kg=81 tạ
Đáp số: 81 tạ
Câu 13: Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết hình bình hành ABCD có AB = 35cm và BC = 30cm, đường cao AH = 42cm.
Vậy độ dài đường cao AK tương ứng với cạnh BC là cm
Đáp án
Vì ABCD là hình bình hành nên AB=CD=35cm.
Diện tích hình bình hành đó là: 35×42=1470(cm2)
Độ dài đường cao AK là: 1470:30=49(cm)
Đáp số: 49cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 49.
Câu 14: Điền số thích hợp vào ô trống: Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy 145m, chiều cao kém độ dài đáy 29m. Người ta dự định dùng 1/4 diện tích đất để trồng xoài, diện tích còn lại dùng để trồng cam.
Vậy diện tích đất trồng cam là m2
Đáp án
Chiều cao của mảnh vườn đó là: 145−29=116(m)
Diện tích mảnh vườn đó là: 145×116=16820(m2)
Diện tích đất để trồng xoài là: 16820:4=4205(m2)
Diện tích đất để trồng cam là: 16820−4205=12615(m2)
Đáp số: 12615m2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 12615.