BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Bài học Toán lớp 4 trang 96 giới thiệu các khái niệm và phép toán liên quan đến phân số. Học sinh sẽ được làm quen với cách so sánh, cộng và trừ phân số, từ đó củng cố nền tảng kiến thức và phát triển khả năng tư duy toán học một cách hiệu quả.

1. Toán dành cho lớp 4 trang 96 Luyện tập

Hướng dẫn giải từ bài 1 đến bài 5 trang 96 SGK Toán 4 bao gồm lời giải chi tiết, phương pháp giải mỗi bài rõ ràng giúp các em hiểu sâu lời giải, các kiến thức lý thuyết ứng dụng.

Bài 1 (trang 96 SGK Toán 4)

Trong các số 3457; 4568; 66 814; 2050; 2229; 3576; 900; 2355

a) Số nào chia hết cho 2?

b) Số nào chia hết cho 5 ?

Phương pháp giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Hướng dẫn giải chi tiết:

a) 4568; 66 814; 2050; 3576; 900.

b) 2050; 900; 2355.

Bài 2 (trang 96 SGK Toán 4):

a) Hãy viết ba số có 3 chữ số và chia hết cho 2.

b) Hãy viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5.

Phương pháp giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5:

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Hướng dẫn: Các số đó phải tận cùng là: 0; 2; 4; 6; 8 (a) hoặc 0; 5 (b).

a) 132; 134; 136

b) 100; 105; 110.

Bài 3 (trang 96 SGK Toán 4):

Trong các số 345; 480; 296; 341; 2000; 3995; 9010; 324

a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 ?

b) Số nào vừa chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 ?

c) Số nào vừa chia hết cho 5 nhưng khong chia hết cho 2 ?

Phương pháp giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5:

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Hướng dẫn : Các số đó phải tận cùng là: 0 (a); 2; 4; 6; 8 (b) hoặc 5(c).

a) 480; 2000; 9010

b) 296; 324

c) 345; 3995

Bài 4 (trang 96 SGK Toán 4)

Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là số nào?

Phương pháp giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5:

- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 tận cùng là 0.

Bài 5 (trang 96 SGK Toán 4):

Loan có ít hơn 20 quả táo. Biết rằng, nếu Loan đem số táo chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa hết

Hỏi Loan có bao nhiêu quả táo ?

Phương pháp giải:

- Vì Loan đem số táo đó chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa hết nên số táo của Loan là số chia hết cho cả 2 và 5.

- Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Số táo của Loan vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2. Vậy số táo của Loan tận cùng là 0. Số đó bé hơn 20 nên số đó là 10.

Đáp án: Loan có 10 quả táo.

2. Tổng hợp các câu đố vui toán học lớp 4

 Bài 1: Lớp 4A có 42 học sinh. Trong đó có 25 HS giỏi toán, 23 HS giỏi Tiếng Việt và hai HS không giỏi môn nào. Hỏi có bao nhiêu HS giỏi cả hai môn?

Giải đáp:

Số HS giỏi ít nhất 1 môn là:

42 – 2 = 40 (HS)

Số HS giỏi cả hai môn là:

(25 + 23) – 40 = 8 (HS)

Đáp số: 8 HS.

Bài 2: Ba bạn Hiền, Thi, Thoa mặc ba chiếu áo màu đỏ, vàng, xanh và cài ba cái nơ cũng màu đỏ, vàng, xanh.

Biết rằng:

a. Thoa cài nơ màu xanh.

b. Chỉ có bạn Hiền là có màu áo và màu nơ giống nhau.

c. Màu áo và màu nơ của Thi đều không phải màu đỏ.

Hãy xác định xem ba bạn Hiền, Thi, Thoa mặc áo màu gì và cài nơ màu gì?

Giải đáp:

Từ a) và b) có màu áo của Thoa là đỏ hoặc vàng.

Từ c) có màu nơ, màu áo của Thi là xanh hoặc vàng. Suy ra

: Màu áo của Thoa là màu vàng.

Màu áo và màu nơ của Hiền là màu đỏ. Còn lại Thi có áo màu xanh và nơ màu vàng.

Đáp số:

Hiền mặc áo đỏ, cài nơ đỏ.

Thi mặc áo xanh, cài nơ vàng.

Thoa mặc áo vàng, cài nơ xanh.

Bài 3: Trên một dòng sông, có một người lái thuyền phải chở một con sói, một con dê và một chiếc bắp cải sang sông. Khó một nỗi là thuyền của bác nhỏ nên mỗi chuyến chỉ chở được một con sói, hoặc một con dê, hoặc một bắp cải. Nhưng nếu chó sói đứng cạnh dê thì chó sói sẽ ăn thịt dê, mà dê đứng cạnh bắp cải thì dê sẽ ăn bắp cải.

Làm thế nào bây giờ? Bác lái thuyền suy nghĩ một lúc rồi bác reo lên: "Ta đã có cách." Và rồi bác đã hoàn thành công việc thật xuất sắc.

Đố bạn biết bác đã làm thế nào?

Giải đáp:

Bác lái thuyền đã chở được cả sói, dê và bắp cải sang sông bằng cách:

Lần thứ nhất: Bác chở dê sang sông để sói và bắp cải ở lại vì sói không ăn bắp cải. Bác quay thuyền trở về.

Lần thứ hai: Bác chở sói sang sông nhưng khi đưa sói lên bờ đồng thời bác lại cho dê xuống thuyền về bên kia vì nếu để dê lại thì dê sẽ là miếng mồi ngon của sói.

Lần thứ ba: Bác chở bắp cải sang sông. Như vậy sói và bắp cải đã sang sông. Bác quay trở về bến cũ nơi có chú dê đang đợi.

Lần thứ tư: Bác chở nốt chú dê sang sông. Sau bốn lần, bác lái thuyền đã chở được sói, bắp cải và dê sang sông một cách an toàn. Đúng là một bác lái thuyền thông minh.

Bài 4: Ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm ba hoa giấy, hoa cúc, hoa đào, hoa hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc: thế là trong chúng ta không có ai làm hoa trùng với tên của mình.

Các bạn thử đoán xem ai là hoa gì?

Giải đáp: Bạn làm hoa hồng nói với Cúc nên Cúc không làm hoa hồng. Cúc không làm hoa trùng tên của mình nên Cúc không làm hoa cúc. Vậy Cúc làm hoa đào.

Bạn hồng không làm hoa đào vì hoa đào là bạn Cúc làm, Hồng không làm hoa trùng tên của mình nên Hồng không làm hoa hồng.

Vậy Hồng làm hoa cúc.

Cuối cùng Đào làm hoa hồng. 

Bài 5: Ở một bản làng nọ có một gia đình có ba người con trai. Mỗi người con trai đều có một người chị gái và một người em gái.

Cái bạn thử đoán xem gia đình đó có mấy người?

Giải đáp:

Gia đình đó có một người con gái là con gái là con cả để ba người con trai đó có một chị gái.

Gia đình đó phải có một người con gái là con út để ba người con trai có một em gái.

Vậy gia đình đó có tổng số người con là:

1 + 3 + 1 = 5 (người con)

Đáp số: 5 người con.

3. Một số bài toán tư duy lớp 4

Phần hình học

Trong chương trình toán tư duy lớp 4, phần hình học các bé sẽ được làm quen với hình không gian để tăng khả năng tưởng tượng.

Ví dụ 1: Cho 2 khối hình lập phương, hãy vẽ làm sao để tạo thành 2 khối lập phương mới ở 2 góc quan sát khác nhau.

Ví dụ 2: Hãy cho biết hình nào trong các hình dưới có thể gấp lại thành hình lập phương?

Phần đại số

Bài tập phần đại số trong toán tư duy lớp 4 có thể liên quan đến các câu đố dạng ô chữ, sắp xếp các số và phép toán để có phép tính, kết quả đúng (khá giống với trò chơi Sudoku). Ví dụ: Phần tư duy logic Cho dãy số hoặc dãy hình ảnh, các bạn sẽ phải tìm ra quy luật để điền tiếp vào chỗ trống.

Ví dụ 1: Nhìn vào hình trên và cho biết chỗ chấm sẽ cần là hạt màu trắng hay đen và số lượng như thế nào?

Đáp án: 2 hạt màu trắng

Ví dụ 2: Cho dãy số sau, hãy tìm quy luật của dãy số và điền tiếp vào chỗ trống. 1,3,4,7,11,18,…

Đáp án: Quy luật của dãy số là tổng của 2 số liền nhau sẽ bằng số thứ 3.

1+3=4, 3+4=7, 4+7=11, 7+11=18

Suy ra, số cần tìm là 11+18=29