Bài 132 trong vở bài tập Toán lớp 4 giúp học sinh củng cố kiến thức về phân số và cách thực hiện các phép tính với phân số. Qua bài học, học sinh sẽ nâng cao khả năng giải quyết bài toán phân số một cách chính xác và nhanh chóng.
Mục lục [Ẩn]
1. Kiến thức cần nhớ về phân số
- Khái niệm phân số: Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. Hiểu một cách đơn giản, một tổng thể được chia thành các phần bằng nhau là mẫu số, số phần được lấy ra từ các phần bằng nhau là tử số.
- Hai phân số bằng nhau: Nếu nhân hoặc chia cả từ và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Phép chia số tự nhiên: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác ( khác 0 ) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- Tính chất cơ bản của phân số:
+ Nếu ta chia tử số và mẫu số của 1 phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được 1 phân số bằng phân số đã cho.
+ Liên hệ với phép chia: Khi nhân ( hay chia ) số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương vẫn không thay đổi,
- Rút gọn phân số:
+ Ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó với cùng 1 số lớn hơn 1 mà tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số đó.
+ Phân số tối giản là phân số mà tử số và mẫu số không cùng chia hết cho một số nào khác 1.
- Quy đồng mẫu các phân số:
+ Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ 2.
+ Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thức nhất
* Chú ý: Trước khi quy đồng rút gọn các phan số thành phân số tối giản ( nếu có ) rồi quy đồng.
- So sánh hai phân số cùng mẫu số:
+ Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn. Còn phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
+ Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
- So sánh hai phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số đó với nhau, nếu tử số nào bé hơn thì phân số đó bé hơn, và nếu tử số của phân số nào lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
- Phần thừa của phân số lớn hơn 1 và so sánh phần thừa:
+ Phần thừa của phân số lớn hơn 1 là phần dư ra khỏi một đơn vị nguyên
+ Hai phân số có cùng số đơn vị nguyên, phần thừa của phân số nào lớn hợp thì phân số đó lớn hơn.
2. Vở bài tập toán lớp 4 Bìa 132: Luyện tập chung
Bài 2: Lớp 4A có 32 học sinh được chia đều thành 4 tổ. Hỏi
a. 3 tổ chiếm mấy phần của số học sinh trong lớp?
b. 3 tổ có bao nhiêu học sinh?
Bài giải:
a. Trong lớp chia thành 4 tổ.
Vậy 3 tổ chiếm ba phần tư số học sinh của lớp
b. Mỗi tổ có số học sinh là:
32 : 4 = 8 ( học sinh )
Số học sinh có trong 3 tổ là :
8 x 3 = 24 ( học sinh )
3. Các bài tập luyện tập về phân số
Bài 1: Mẹ chia cái bánh thành 8 phần bằng nhau. Mẹ biếu bà 3 phần, mẹ cho em 1 phần bánh. Hãy viết những phân số biểu thị số bánh mà mẹ biếu bà, cho em và số bánh còn lại.
Câu 5: Cho các số 71; 8 ; 11 ; 0 .
a. Viết tất cả các phân số có tử số và mẫu số là các số đã cho
b. Tìm trong đó các phân số nhỏ hơn 1, các phân số lớn hơn 1 và các phân số bằng 1.
Câu 6: Viết và đọc các phân số có tổng tử số và mẫu số bằng 3
a. xác định quy luật viết của dãy phân số trên
b. Viết tiếp 3 phân số tiếp theo vào dãy phân số đó
Câu 7:
a. Hình tròn bên đã được chia thành mấy phần bằng nhau?
b. Có mấy phần đã được tô đậm? Viết phân số chỉ phần đã được tô đậm trong hình tròn.
4. Phương pháp học toán lớp 4 hiệu quả
Toán học là một môn học có tính logic cao, đôi khi mang tính trừu tượng và khái quát. Vì vậy, để giúp học sinh học tốt môn toán, cần cân bằng giữa việc học lý thuyết và việc vận dụng chúng vào các tình huống cụ thể. Giống như các môn học khác, bố mẹ và thầy cô nên áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, lồng ghép bài tập vào trò chơi có hình ảnh vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ.
Ở bậc tiểu học, toán lớp 4 có những kiến thức mới mẻ như phân số, vì vậy thầy cô và phụ huynh cần giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và lập luận cơ bản. Cần có những phương pháp giảng dạy đặc thù để giúp trẻ tiếp thu hiệu quả hơn.
Hãy giúp trẻ hiểu mối liên hệ giữa toán học và thực tế, và phát triển kỹ năng ghi nhớ. Các phương pháp hiệu quả bao gồm dạy trẻ qua hình ảnh hoặc trò chơi, lặp đi lặp lại để trẻ dễ ghi nhớ và có ấn tượng lâu dài.
Giai đoạn tiểu học là nền tảng giáo dục quan trọng, là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với các khái niệm và công thức toán học cơ bản, hiểu được sự ứng dụng của toán trong cuộc sống. Do đó, phương pháp giảng dạy đúng đắn trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ nhận thức được vai trò của toán học và có thể áp dụng vào cuộc sống và nghề nghiệp tương lai. Trẻ cần phát triển năng lực toán học để tự tìm hiểu và giải quyết các vấn đề toán học trong cả sách vở lẫn thực tế.