1. Phương thức biểu đạt Gồm có: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công cụ. Thì trong tất cả các phương thức kể trên thì nghị luận, tự sự và biểu cảm là phổ biến hơn cả, khi có một câu hỏi dạng này bạn hãy để ý đầu tiên tới 3 phương thức trên
2. Các biện pháp tu từ “BPTT này làm cho lời thơ/ câu văn/ lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn, có hồn, cụ thể, ấn tượng hơn, đồng thời nhấn mạnh vào.... (nội dung của phép tu từ ), qua đó thể...(quan niệm tình cảm về đối tượng) của tác giả
3. Thể thơ
- 1. Thơ lục bát
- 2. Thơ song thất lục bát
- 3. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
- 4. Thơ ngũ ngôn bát cú
- 5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- 6. Thơ thất ngôn bát cú Thể thơ bốn chữ Thể thơ năm chữ Thể thơ sáu chữ Thể thơ bảy chữ Thể thơ tám chữ Thể thơ tự do
4. Xác định nội dung của văn bản
Đây là câu hỏi khá dễ vì nó đã có sẵn trong văn bản rồi nhưng rất tiếc là rất nhiều bạn vẫn bị mất điểm do trả lời thiếu ý. Vậy để làm dạng câu hỏi này các bạn phải nhớ: muốn xác định đúng nội dung chính thì phải căn cứ vào: Căn cứ vào tiêu đề (nhan đề) và nguồn của văn bản được trích. Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc Căn cứ vào những câu văn, lời thơ, từ ngữ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
5. Xác định chủ đề của văn bản
Với dạng câu này thì xác định được câu chủ đề đồng nghĩa với việc biết được cấu trúc đoạn văn. Thường thì câu chủ đề nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn đồng nghĩa với cấu trúc diễn dịch hay quy nạp. Đọc thêm: 3 Đề đọc hiểu ngữ văn 12 có đáp án chi tiết
6. Tại sao tác giả lại nói
Mình thấy nhiều bạn cho rằng đây là câu hỏi khó nhất của bài, nhưng mà nó hoàn toàn không quá khó như vậy, chỉ là do các bạn chưa biết cách làm cho nó dễ thôi. Thế nên sau bài đọc này hãy nhớ cho mình quy tắc “3 vì ". Nó đơn giản là trong câu trả lời của bạn sẽ có 3 phần là: vì 1, vì 2, vì 3. quy tắc 3 vì Vì 1: Là các bạn đi tìm ý trong văn bản, những ý mà tác giả cho là tại sao cho là như vậy, rồi ghi ra. Vì 2: Là trình bày suy nghĩ của các bạn về vấn đề đó. Vì 3: Là lật ngược lại vấn đề: Nếu không như vậy thì sao...
7. Rút ra thông điệp
Kiểu câu hỏi này khá khó nên mình có một lưu ý là các bạn nên rút ra thông điệp nào có tầm khái quát nhất chứ đừng rút ra thông điểm quá ngắn gọn, quá cá nhân. Đây là câu hỏi 1 điểm thế nên đừng nghĩ chiếm được 1 điểm của người ta dễ như vậy. Nhưng các bạn yên tâm là mình vẫn sẽ có công thức cho phần này. Nó sẽ gồm 6 ý như sau, nhớ là 6 ý Thông điệp sâu sắc nhất là: chúng ta cần...; nên...; phải...; đừng...; (ở dấu 3 chấm các bạn điền vào đó ý nghĩa của thông điệp, tổng quát như: cần làm gì, nên làm gì, phải làm gì và đừng làm gì
8. Nhận định đồng ý hay không
Câu hỏi này là câu hỏi mình thấy các bạn gặp khá nhiều khó khăn cho dù đáp án đã nằm sẵn trong đầu của các bạn rồi. Nhưng tiếc là các bạn không đủ tự tin để trình bày nó ra. Thế nên từ giờ hãy tự tin hơn, nói hết suy nghĩ của mình ra và áp nó vào công thức này: Nhận định điều này đúng hay sai Tán thành/ không tán thành.