Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây lớp 7 với các đoạn văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Mời các bạn và thầy cô ham khảo một số mẫu cảm nhận của em về bài thơ Lời của cây.
Mục lục [Ẩn]
Dàn ý về bài thơ Lời của cây
1. Mở đoạn:
Mỗi ngày, chúng ta đón nhận âm thanh xào xạc của tiếng lá, sắc xanh dìu dịu của hàng cây. Phải chăng cây đã trở thành một phần thế giới của con người? Vì thế, cây còn là nguồn cảm hứng đa màu sắc để tác giả Trần Hữu Thung viết nên bài thơ “Lời của cây”.
Bài thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc trước tình yêu thương, trân trọng mà tác giả dành cho những mầm xanh thiên nhiên.
2. Thân đoạn:
Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên.
Bài thơ có sáu khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây.
Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế qua những hình ảnh “hạt nằm lặng thinh”, “mầm mở mắt”, đón tia nắng hồng” kết hợp cùng các động từ “nghe”, “ghé tai”,… không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu, trìu mến, nâng niu, trân trọng của tác giả khi háo hức đón chờ những mầm cây nảy nở.
Không chỉ thể hiện tình yêu, sự giao hòa với thiên nhiên mà thông qua bài thơ, tác giả còn muốn gửi gắm đến chúng ta – những bạn đọc thân thiết những thông điệp sâu sắc: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mới là những mầm non. Sâu sắc hơn, đó là mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.
3. Kết đoạn:
Với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ nhẹ nhàng, kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, bài thơ đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả.
Gấp trang sách lại, những hình ảnh trong trẻo, xinh xắn trong “Lời của cây” vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em.
Em thấy mình cần phải biết trân trọng, nâng niu và bảo vệ thiên nhiên, những mầm xanh sự sống.
Cảm nhận của em về bài thơ Lời của cây chọn lọc nâng cao
Mẫu số 1
Bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung không chỉ đơn thuần là những câu chữ mà còn là một bức thông điệp sâu sắc, đầy ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến tất cả bạn đọc. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn nhưng đầy sức nặng, cùng với những hình ảnh thơ gần gũi, bài thơ khắc họa sinh động hành trình kỳ diệu từ một hạt giống bé nhỏ đến khi trở thành một cây xanh đầy sức sống.
Bắt đầu từ giai đoạn hạt nằm lặng thinh trong lòng đất, cho đến khi nó nảy mầm, từng bước một vươn lên, nhú lên như những giọt sữa ngọt ngào, bài thơ tạo ra một hình ảnh ấm áp, gần gũi. Tiếng thì thầm của mầm cây như lời kể về cuộc sống đang bắt đầu, trong khi những mầm non mở mắt đón chào tia nắng hồng đầu tiên của buổi sớm mai. Những chiếc lá bé nhỏ nở ra như một sự khởi đầu mới, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và đầy triển vọng.
Nhà thơ đã nhân hóa mầm cây, biến nó thành một sinh linh nhỏ bé, có sức sống mãnh liệt và đầy hy vọng, qua đó thể hiện rõ ràng sự nâng niu và trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Thông điệp ẩn chứa trong bài thơ chính là lời kêu gọi chân thành từ trái tim tác giả: “Hãy yêu cây xanh, hãy trân trọng sự sống của cây, bởi vì cây không chỉ mang lại bóng mát và không khí trong lành mà còn góp phần tạo nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này.”
Nhờ vậy, “Lời của cây” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một lời nhắc nhở sâu sắc về tầm quan trọng của thiên nhiên, khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu và lòng biết ơn đối với cây cối, đối với sự sống quanh ta.
Mẫu số 2
Khi đến với tác phẩm “Lời của cây”, người đọc không chỉ đơn thuần thưởng thức một bài thơ mà còn đắm chìm trong một thông điệp sâu sắc và ý nghĩa. Bài thơ tựa như một cuốn nhật ký sinh động ghi lại hành trình phát triển của cây cối, từ những ngày còn là hạt mầm bé nhỏ, yếu ớt cho đến khi trở thành một cây xanh tươi tốt, tràn đầy sức sống. Giọng thơ của tác giả nhẹ nhàng, đầy sự trìu mến, giống như một cuộc trò chuyện thân tình giữa tác giả và cây, khiến cho người đọc cảm nhận được sự gần gũi và ấm áp.
Tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh và từ ngữ đặc sắc để miêu tả quá trình kỳ diệu này: từ những giây phút hạt giống nằm lặng thinh trong lòng đất, cho đến khi nó nảy mầm, nhú lên như những giọt sữa tinh khiết. Cảm xúc trong từng câu chữ hiện lên thật sinh động qua những hình ảnh như “thì thầm,” “mầm mở mắt,” và “đón tia nắng hồng,” tạo nên một không gian đầy ánh sáng và hy vọng. Mầm cây không chỉ là một thực thể sinh học mà còn được nhân hóa, mang trong mình tâm hồn và sức sống mạnh mẽ, gần gũi như một con người.
Sự giao cảm, thấu hiểu giữa nhân vật trữ tình và cây cối trong bài thơ là điều đáng chú ý. Giữa họ có một sợi dây liên kết vô hình, khiến người đọc nhận ra rằng sự sống không chỉ tồn tại ở con người mà còn ở cả những sinh vật khác, như cây cối. Điều này mở ra một góc nhìn mới về thế giới xung quanh, nơi mà con người cần học cách lắng nghe, thấu hiểu và trân trọng những mầm xanh của sự sống. Từ đó, thông điệp mà nhà thơ gửi gắm trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết: tình yêu và sự trân trọng đối với thiên nhiên không chỉ là một hành động mà còn là một phần thiết yếu của cuộc sống, góp phần làm cho thế giới này trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.
Mẫu số 3
Bài thơ Lời của cây của Trần Hữu Thung để lại cho tôi nhiều cảm nhận. Khi đọc bài thơ, tôi cảm thấy giống như đang đọc một cuốn nhật kí. Nội dung đã ghi chép lại hành trình phát triển của cây, từ khi còn là hạt mầm đến khi trưởng thành. Tác giả đã sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh giản dị mà gần gũi, giọng thơ nhẹ nhàng giống như một lời tâm tình, trò chuyện với cây. Những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà được sử dụng như “nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé” gợi liên tưởng rằng cây giống như một đứa trẻ, được chăm sóc từ khi còn bé đến khi trưởng thành. G iữa cây với nhân vật trữ tình trong bài có một mối giao cảm, thấu hiểu đến kì lạ. Qua bài thơ, tôi cũng nhận ra được cần trân trọng đối với mầm xanh, mở rộng ra chính là cây cối.
Mẫu số 4
Bài thơ “Lời của cây” của Trần Hữu Thung mang đậm phong cách sáng tác tinh tế, giàu cảm xúc của nhà thơ. Với những dòng thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng, tác giả đã khắc họa một cách sinh động quá trình phát triển của mầm cây, từ lúc nó còn là một hạt giống nhỏ bé nằm trong lòng đất đến khi trở thành một cây xanh đầy sức sống. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, hình ảnh hạt giống "nằm lặng thinh" hiện lên thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Sự tĩnh lặng ấy không phải là sự chết chóc, mà là sự chuẩn bị cho một sức sống mới đang dần nảy nở.
Khi hạt bắt đầu nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh “thì thầm” để diễn tả sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng đầy năng lượng của sự sống. Mầm cây, lúc này, như một sinh thể có tâm hồn, bắt đầu giao tiếp với thế giới xung quanh. Cái vỏ của hạt giống giờ đây không còn chỉ là vỏ bảo vệ mà đã trở thành chiếc nôi ôm ấp, che chở mầm non yếu ớt. Cách tác giả miêu tả mầm cây giống như một đứa trẻ mới sinh ra, được yêu thương và chăm sóc cẩn thận, tạo nên cảm giác ấm áp, gần gũi.
Khi mầm cây lớn dần lên, tác giả tiếp tục dùng những từ ngữ giàu hình ảnh để khắc họa quá trình phát triển ấy. Hình ảnh những chiếc lá non "bập bẹ" gợi liên tưởng đến tiếng nói ngây ngô của trẻ nhỏ trong giai đoạn tập nói. Sự sống của cây không chỉ được miêu tả qua hình dáng mà còn thông qua âm thanh, một âm thanh dịu nhẹ nhưng tràn đầy sức sống, như một đứa trẻ đang dần trưởng thành và học cách giao tiếp với thế giới xung quanh. Đây là một hình ảnh độc đáo, cho thấy sự liên tưởng tài tình của nhà thơ, biến những gì tưởng chừng như vô tri vô giác trở nên sống động, có linh hồn.
Khép lại bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển hoàn chỉnh, đứng vững chãi giữa đất trời, hứa hẹn một tương lai tràn đầy màu xanh tươi mới. Cây xanh lúc này không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn là dấu hiệu của sự trường tồn, bất diệt. Qua đó, tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp đầy ý nghĩa: Hãy trân trọng, yêu quý và bảo vệ cây xanh. Chính cây đã tạo nên một thế giới tươi đẹp, tràn đầy sức sống, mang lại cho con người không gian sống trong lành và tươi mới.
Ngoài việc tạo nên một bức tranh sinh động về quá trình phát triển của mầm cây, bài thơ còn mang đến cho người đọc nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc hơn. Cây xanh không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên mà còn tượng trưng cho sự sống vươn lên mạnh mẽ, dù bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất. Nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta rằng, giống như cây, sự sống của bất kỳ sinh vật nào cũng cần được bảo vệ và chăm sóc. Điều đó không chỉ thể hiện tình yêu với thiên nhiên mà còn phản ánh sự trân trọng đối với cuộc sống xung quanh ta.
Từng dòng thơ như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ về tầm quan trọng của cây xanh trong việc duy trì sự cân bằng và tươi mới cho hành tinh này. Cây không chỉ cung cấp không khí trong lành mà còn góp phần làm nên sự hài hòa, đẹp đẽ của thế giới tự nhiên. Mỗi chiếc lá, mỗi cành cây đều là một phần không thể thiếu của bức tranh thiên nhiên vĩ đại, và trách nhiệm của con người là phải bảo vệ và giữ gìn chúng.
Mẫu số 5
Khi đọc bài thơ Lời của cây, tôi đã có nhiều suy tư và cảm nhận. Tác giả đã sử dụng cách dẫn dắt vô cùng thú vị, ngôn ngữ đầy tự nhiên để khắc hóa quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây. Khổ thơ đầu tiên là khi chiếc hạt vẫn còn nằm lặng im trong lòng đất mẹ, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Đến khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Chúng ta dường như lắng nghe được âm thành thì thầm của mầm cây. Dưới sự chăm sóc, nâng niu của thiên nhiên, theo thời gian, cây đã trưởng thành, lá xanh đã “bập bẹ” tiếng nói. Từ láy “bập bẹ” được tác giả sử dụng đã gợi tôi liên tưởng đến dáng vẻ của em bé đang tập nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thật tinh tế “hạt nằm lặng thinh”, “mầm mở mắt” cùng với các động từ “nghe”, “ghé tai” đã tạo nên nét sinh động cho vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời gửi gắm tình cảm yêu mến của mình. Bài thơ đã gợi cho tôi những thông điệp ý nghĩa về thiên nhiên, cuộc đời.
Mẫu số 6
Bài thơ "Lời của cây" của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại trong em những rung động vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Với một cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã khéo léo gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, từ đó bày tỏ tình cảm chân thành và sâu sắc của mình đối với cỏ cây và thiên nhiên xung quanh.
Bài thơ được chia thành 6 khổ, mỗi khổ mang một bước tiến trong hành trình trưởng thành của mầm cây, được viết theo thể thơ bốn chữ, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và nhịp nhàng cho người đọc. Khổ thơ đầu tiên giới thiệu hình ảnh chiếc hạt nhỏ bé, gieo mình xuống lòng đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm dịu dàng của đất mẹ. Hình ảnh ấy gợi lên một cảm giác an lành và bình yên, như một khởi đầu đầy hy vọng.
Tiếp theo, trong khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong trẻo, tinh khôi. Trong khoảnh khắc này, ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non đang vươn mình ra ánh sáng, mở ra một chương mới trong cuộc sống. Chiếc mầm non nớt từ từ lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp.
Theo thời gian, cây đã trưởng thành hơn, và trong khổ thơ thứ tư, hình ảnh mầm non chuyển mình thành những chiếc lá xanh tươi, "bập bẹ" tiếng nói như một đứa trẻ vừa biết nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây đã vươn lên mạnh mẽ và cất tiếng nói của riêng mình, hòa vào nhịp sống của mẹ thiên nhiên, hiểu được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo nên màu xanh cho cuộc đời.
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được tác giả vận dụng một cách tinh tế và khéo léo, với những hình ảnh như "hạt nằm lặng thinh" hay "mầm mở mắt". Các động từ như "nghe", "ghé tai" không chỉ tạo nên sự sinh động cho bức tranh thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu, trìu mến mà tác giả dành cho những mầm cây.
Bài thơ với những vần điệu hồn nhiên, trong sáng và những hình ảnh gần gũi đã khơi dậy trong em nhiều cảm xúc khó tả. Khi gấp trang sách lại, những vần thơ "Lời của cây" vẫn còn đọng lại mãi trong tâm trí em, như một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của thiên nhiên. Em cảm thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh của sự sống, vì chính chúng là nguồn cội cho cuộc sống tươi đẹp này.
Mẫu số 7
Bài thơ "Lời của cây" của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên. Bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây. Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh chiếc hạt gieo mình xuống đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm của đất mẹ. Qua khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non. Rồi chiếc mầm non nớt dần lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc, nâng niu của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp. Theo thời gian, cây đã trưởng thành hơn, mầm non thành lá bé xanh tươi, "bập bẹ" tiếng nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế "hạt nằm lặng thinh", "mầm mở mắt",... kết hợp cùng các động từ "nghe", "ghé tai",... không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu trìu mến của tác giả với những mầm cây. Bài thơ với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả. Gấp trang sách lại, những vần thơ "Lời của cây" vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em. Em thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh sự sống của cuộc đời.
Mẫu số 8
Bài thơ "Lời của cây" của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên. Bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây. Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh chiếc hạt gieo mình xuống đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm của đất mẹ. Qua khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non. Rồi chiếc mầm non nớt dần lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc, nâng niu của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp. Theo thời gian, cây đã trưởng thành hơn, mầm non thành lá bé xanh tươi, "bập bẹ" tiếng nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế "hạt nằm lặng thinh", "mầm mở mắt",... kết hợp cùng các động từ "nghe", "ghé tai",... không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu trìu mến của tác giả với những mầm cây. Bài thơ với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả. Gấp trang sách lại, những vần thơ "Lời của cây" vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em. Em thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh sự sống của cuộc đời.
Mẫu số 9
Với tác phẩm “Lời của cây”, độc giả đã cảm nhận được một thông điệp ý nghĩa. Bài thơ giống như một cuốn nhật ký ghi lại quá trình lớn lên của một cái cây từ mầm đến cây. Giọng thơ nhẹ nhàng như người tâm tình nói với cây. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ độc đáo trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt lên thành cây: nằm im, đâm chồi, nảy mầm giọt sữa, thì thầm, bắn con mắt, đón tia nắng hồng, nở mấy nguồn nhỏ. Qua đó ta có thể cảm thấy rằng cây cũng có linh hồn giống như con người. Và dường như có một sự đồng cảm, thấu hiểu lạ lùng giữa cây và nhân vật trữ tình. Từ đó, người đọc có thể hiểu được thông điệp mà nhà thơ gửi gắm. Con người cần biết lắng nghe để hiểu và trân trọng những chồi xanh của cuộc đời.
Mẫu số 10
Lời của cây là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Trần Hữu Thung. Toàn bài thơ được sử dụng xuyên suốt biện pháp tu từ nhân hóa, để cây xanh được kể về cuộc đời mình, được nói lên ước mơ của mình. Cây thủ thỉ với tất cả mọi người về cách mà mình lớn lên như thế nào? Đặc biệt, tác giả đã khắc họa được những khát khao được cống hiến cho cuộc sống của cây xanh. Với tán lá rộng lớn này, cây sẽ giúp Trái Đất thêm phần xanh mát, giúp ích cho cuộc đời. Chính ý thơ mộc mạc, lời thơ trong sáng ấy của bài thơ Lời của cây đã giúp thông điệp của bài thơ chạm đến trái tim người đọc một cách trực tiếp nhất. Từ bài thơ, em hiểu thêm về ý nghĩa quan trọng của cây xanh trong cuộc sống. Để có những hành động chăm sóc và bảo vệ cây xanh thiết thực hơn. Đồng thời, bài thơ còn đánh thức trong em những ước mơ, khát vọng được cống hiến cho đất nước, được trở thành một công dân có ích, giống như một cây xanh cao lớn vậy.