BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Nêu ngắn gọn tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Khẳng định tầm quan trọng: Đề cập ý nghĩa và giá trị của tư tưởng, đạo lý đó đối với đời sống con người.

II. Thân bài

1. Giải thích tư tưởng, đạo lý Làm rõ nội dung tư tưởng, đạo lý. Giải thích ý nghĩa sâu xa của tư tưởng đó.

2. Biểu hiện – Vai trò – Chứng minh

Đưa ra sự phân tích, chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đạo lý trong đời sống xã hội và trong nhận thức của mỗi cá nhân trong xã hội, đưa ra tính phù hợp hoặc không thông qua chứng minh và dẫn chứng từ thực tiễn.

Mang đến các bình luận, lập luận thuyết phục sâu sắc

3. Bình luận, đánh giá vấn đề

Sau khi bác bỏ vấn đề người viết cần đáng giá tính đúng sai của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề với thời đại ngày nay.

Bên cạnh đó là các giá trị của bài học có sâu sắc và gìn giữ hay không.

Tác động của vấn đề này đến cá cá nhân trong xã hội, đến nhận thức chung của toàn xã hội.

Đưa rá một số dẫn chứng cụ thể

4. Bài học nhận thức và hành động

Đây là bước đóng quan trọng trong một bài nghị luận về tư tưởng đạo lý bởi mục đích của của bài viết này là rút ra những kết luận về tính đúng sai, bài học của vấn đề liên hệ đến cuộc sống.

Từ vấn đề nêu trên mỗi chúng ta trong xã hội sẽ rút ra bài học cho bản thân và đưa ra những luận điểm, luận cứ mang tính khuyên nhủ, răn đe, giáo dục cho xã hội

5. Bác bỏ vấn đề

Dựa vào những lý lẽ, dẫn chứng đã đưa ra ở trên, người viết có thể bác bỏ vấn đề bằng cách lật ngược lại vấn đề vừa bàn luận.

- Đây được coi là bước làm khó nhất, thể hiện tính tư duy đa chiều và hướng tiếp cận mới mẻ, sáng tạo của người viết.

6. Liên hệ bản thân

Là học sinh em phải làm gì trước vấn đề nghị luận

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: tư tưởng, đạo lý có ý nghĩa to lớn với cá nhân và xã hội. Tóm tắt vai trò, giá trị cốt lõi của tư tưởng, đạo lý đã được phân tích. Nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống con người và xã hội.