Bánh chưng, bánh giầy là một truyền thuyết quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Nhằm hướng dẫn học sinh kể lại truyền thuyết trên. Dưới đây là dàn ý và mẫu bài Kể lại câu chuyện “Bánh Chưng – Bánh Giầy”.
Mục lục [Ẩn]
1. Dàn ý: Kể lại câu chuyện “Bánh Chưng – Bánh Giầy”
I. Mở bài: (giới thiệu chung).
- Câu chuyện xãy ra vào đời Vua Hùng Vương thứ sáu.
- Nhà vua tìm người kế vị.
II. Thân bài: (diễn biến câu chuyện).
a. Ý định của nhà Vua:
- Muốn truyền ngôi cho người có đức, có tài.
- Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng. (Mở cuộc thni làm mâm cổ).
b. Cuộc thi làm mâm cổ:
- Các chàng trai đua nhau làm mâm cổ thật to, thật ngon…
- Riêng Lang Liêu được thần báo mộng chỉ dẫn làm hai loại bánh bằng gạo nếp….
- Nhà vua chọn mâm cổ của Lang Liêu để tế Trời Đất, Tổ Tiên và đặt tên cho hai loại bánh đó.
III. Kết bài: (Kết thúc câu chuyện)
- Lang Liêu được vua cha truyền ngôi báu.
- Tục ngày Tết nước ta thường làm bánh chưng bánh giầy để cúng Tổ Tiên.
2. 5 Mẫu kể lại câu chuyện “Bánh Chưng – Bánh Giầy”
Mẫu số 1
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua muốn chọn người có tài có đức để truyền ngôi báu. Người xứng đáng được kế vị phải biết nối chí vua, không nhất thiết là con trai trưởng.
Năm nay nhân lễ Tiên Vương nhà vua mở cuộc thi làm mâm cổ dâng Tổ Tiên. Vua truyền lệnh cho các Hoàng Tử, trong các con ai làm mâm cổ vừa ý ta, thì được truyền ngôi báu. Các Hoàng Tử hăng hái tham gia, họ sai người lên rừng, xuống biển tìm sơn hào hải vị về làm mâm cổ thật ngon dâng lên Tổ Tiên. Trong các Hoàng Tử có một người tên là Lang Liêu, chàng là con thứ mười tám, quanh năm chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Trong nhà chỉ toàn là lúa với khoai, những thứ rất đỗi tầm thường. Chàng đêm ngày lo lắng không biết làm mâm cổ như thế nào để dâng lên Tiên Vương. Một dêm, chàng được thần báo mộng gợi ý làm bánh từ gạo nếp có sẵn trong nhà. Đến ngày lễ Tiên Vương, các Hoàng Tử mang đủ thứ món ngon vật lạ dâng lên Tổ Tiên. Nhà vua xem qua một lượt nhưng đến mân cổ của Lang Liêu, vua dừng lại rất lâu, sau đó vua chọn mâm cổ của Lang Liêu để cúng Trời – Đất, vua còn đặt tên cho hai loại bánh này là bánh chưng – bánh giầy.
Lang Liêu được vua cha truyền ngôi báu. Nghề chăn nuôi, trồng trọt phát triển mạnh mẻ. Tục lệ làm bánh chưng – bánh giầy cúng Tổ Tiên hàng năm có từ đây.
Mẫu số 2
Vua Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Vua có đến hai mươi người con trai, nhưng ngôi báu chỉ có thể truyền lại cho một người. Vua ra điều kiện rằng: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, với hy vọng được truyền ngôi báu. Duy chỉ có Lang Liêu, người con thứ mười tám của nhà vua, lại tỏ ra rất băn khoăn. Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Lúc tỉnh dậy, Lang Liêu liền chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vùng gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
Ngày lễ Tiên Vương đã đến, các hoàng tử mang biết bao là sơn hào hải vị đến. Vua Hùng xem qua một lượt, rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, liền gọi chàng lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần kể lại, rồi lí giải về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh. Nhà vua ngẫm nghĩ rồi chọn hai thứ bánh đem lễ Trời Đất, cùng Tiên vương.
Mẫu số 3
Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi. Nhưng vua có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn cho xứng đáng. Giặc bên ngoài đã dẹp yên, nhưng nhân dân có ấm no thì đất nước mới thịnh vượng. Nhà vua liền gọi các con đến rồi phán:
- Tổ tiên ta từ trước đã truyền qua sáu đời. Giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nhiều lần, nhưng nhờ phúc của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nay ta đã có tuổi, muốn tìm người nối ngôi. Người đó phải nối được chí ta. Không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các lang đều muốn có ngôi báu về mình, cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua thế nào không ai biết được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu để đăng lên Tiên vương.
Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng trước đây bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, còn Lang Liêu chỉ biết chăm lo công việc đồng áng. Trong nhà chỉ có khoai, lúa mà hai thứ này thì lại tầm thường quá.
Đêm nọ, Lang Liêu nằm mộng, thấy thần bảo rằng:
- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà không làm ra được. Vậy nên hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm. Càng ngẫm càng thấy lời của thần là đúng. Thế rồi, chàng liền chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch. Sau đó, chàng lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, chàng cũng lấy thứ gạo nếp ấy, đồ lên rồi nhã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Vào ngày lễ Tiên vương, các lang đua nhau mang sơn hào hải vị đến. Nhà vua xem một lượt và dừng lại trước chồng bánh của Lang Liệt. Vua tỏ ra rất hài lòng, liền gọi Lang Liêu đến hỏi chuyện. Chàng liền đem giấc mộng gặp thần kể lại. Vua suy nghĩ hồi lâu, rồi quyết định chọn thứ bánh đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
Lễ xong, vua cho đem bánh ra thưởng thức cùng quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua họp mọi người lại rồi nói:
- Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, thịt mỡ cùng với đậu xanh và lá dong tượng cầm thú, cỏ cây muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc bên ngoài ý chỉ đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất vừa ý ta. Lang Liêu sẽ được nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có Tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh giầy. Thiếu hai món này, là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Mẫu số 4
Trong thời xa xưa, Hùng Vương thứ sáu, khi đã bước vào tuổi già, cảm thấy trách nhiệm nặng nề về việc tìm người kế vị. Tuy nhiên, vị vua lại đứng trước một bài toán khó khăn khi có đến hai mươi người con trai, mỗi người đều có những phẩm chất và tài năng riêng, khiến việc lựa chọn trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Mặc dù những nguy cơ từ bên ngoài đã được khắc phục, nhưng đối với vị vua, sự bình yên và hạnh phúc của dân tộc mới thực sự là niềm vui và bảo đảm cho sự ổn định của triều đại.
Vua quyết định gọi các hoàng tử về và truyền đạt ý muốn của mình. Ông lên án rằng ai trong số các con có thể tìm được những lễ vật mang ý nghĩa sâu sắc, dâng lên Trời Đất và tổ tiên, thể hiện sự kính trọng và lòng thành, sẽ được ông chọn làm người kế vị.
Nghe lời vua, các hoàng tử không ngần ngại, họ cùng nhau tranh giành và tìm kiếm những vật phẩm quý giá để dâng lên vua, hy vọng có được sự ưu ái và sự phù hộ của cha mình.
Trong khi đó, Lang Liêu, con trai thứ mười tám của vua, cảm thấy băn khoăn và lo lắng. Anh là một người hiền lành, luôn biết quý trọng gia đình và hiếu thảo với cha mẹ. Tuy nhiên, do mẹ anh qua đời sớm, anh không có được sự hướng dẫn cụ thể về việc tham gia cuộc thi này.
Một đêm, Lang Liêu được một thần hiển linh hiện ra trong giấc mơ, gợi ý cho anh cách làm bánh đặc biệt:
"Trong thế gian này, không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là nguồn sống của con người, với hương vị đặc biệt và sự no đủ. Hãy sử dụng hạt gạo nếp để tạo ra hai loại bánh: một hình tròn và một hình vuông, tượng trưng cho Trời và Đất; và sử dụng lá dong để bọc ngoài và nhân bên trong, tượng trưng cho sự sinh sôi và sự đoàn kết."
Khi tỉnh giấc, Lang Liêu rất vui mừng và bắt tay vào công việc ngay lập tức. Anh chọn những hạt gạo nếp tốt nhất, chăm chỉ làm bánh và gói chúng với sự quan tâm và lòng trân trọng.
Đến ngày quyết định, các hoàng tử đều mang đến những món quà đắt tiền và sáng tạo. Nhưng vua chỉ dừng lại trước bánh của Lang Liêu, bày tỏ sự ngạc nhiên và tò mò. Lang Liêu đã giải thích nguồn cảm hứng và ý nghĩa của việc làm bánh đặc biệt này, và vua đã lắng nghe và đánh giá cao.
Sau khi thưởng thức bánh của Lang Liêu và hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc của nó, vua quyết định chọn anh làm người kế vị. Ông công bố quyết định của mình trước mọi người và giải thích ý nghĩa của hai loại bánh một cách chi tiết và sâu sắc. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy vào mỗi dịp Tết trở thành một truyền thống quan trọng, kỷ niệm về sự hiểu biết và tận tâm của Lang Liêu và cũng là sự kính trọng đối với tổ tiên và thiên nhiên.
Mẫu số 5
Hùng Vương thứ sáu, khi tuổi cao dần, cảm thấy trách nhiệm nặng nề về việc tìm người kế vị. Nhà vua có hai mươi người con trai, mỗi người đều có tài năng và phẩm chất riêng, làm cho việc chọn người kế vị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mặc dù những mối đe dọa từ bên ngoài đã được khắc phục, nhưng với vị vua, sự ấm no và hạnh phúc của nhân dân mới thật sự là niềm vui và hạnh phúc của ngai vàng.
Vua triệu tập các hoàng tử quay trở về và truyền đạt ý muốn của mình. Ông nhấn mạnh rằng từ khi đất nước được thành lập đến nay, đã có sáu đời vua và những thử thách không phải là ít. Với sự bảo trợ của Tiên vương, đất nước đã vượt qua mọi khó khăn. Nhưng với tuổi già của mình, ông không thể tiếp tục làm vua mãi mãi. Người kế vị cần phải có tâm hồn cao cả và lòng hy sinh cho dân tộc. Ông không cần người kế vị phải là con trưởng, mà chỉ cần người có thể hiểu và thực hiện ý nguyện của ông.
Các hoàng tử được phái đi khắp nơi tìm kiếm các món đồ quý giá và hiếm có. Nhưng chỉ có Lang Liêu là không biết phải làm thế nào. Là con thứ mười tám, anh đã phải trải qua những khó khăn và thiếu thốn hơn so với các anh em. Anh không có tài năng nổi bật, chỉ biết làm việc nông nghiệp trong ruộng đồng. Trong nhà, chủ yếu chỉ có khoai và lúa, những thứ được coi là bình dân và không quý giá.
Một đêm, trong giấc mơ, Lang Liêu gặp một thần thú:
- Trên thế gian này, không có gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới có thể nuôi sống con người và không bao giờ làm họ cảm thấy ngán ngẩm. Những thứ khác có thể ngon miệng, nhưng lại ít có và không thể sản xuất được. Vì vậy, hãy sử dụng gạo để làm bánh lễ cho Tiên vương.
Khi tỉnh dậy, Lang Liêu rất vui mừng với lời khuyên đó. Anh đã chọn những hạt gạo nếp thơm ngon, trắng sáng để làm nguyên liệu. Sau đó, anh đã tạo ra hai loại bánh: một là bánh hình vuông, tượng trưng cho Đất, được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh, được bọc bên ngoài bằng lá dong; hai là bánh hình tròn, tượng trưng cho Trời, được làm từ cùng loại gạo nếp, nhưng không có nhân và được nặn nhẹ nhàng.
Khi ngày quyết định đến, các hoàng tử mang đến những món quà đắt tiền và ngon lành. Nhưng nhà vua chỉ dừng lại trước bánh của Lang Liêu, thể hiện sự hài lòng và quan tâm đặc biệt. Lang Liêu đã kể cho vua nghe về giấc mơ của mình và vua đã suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định chọn loại bánh mà anh đã làm làm lễ tế cho Tiên vương.
Sau khi hoàn thành nghi lễ, vua đã triệu tập mọi người và giải thích ý nghĩa của hai loại bánh. Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời và được gọi là bánh giầy, trong khi bánh hình vuông tượng trưng cho Đất và được gọi là bánh chưng. Ông nhấn mạnh rằng việc Lang Liêu hiểu và thực hiện đúng ý nguyện của ông đã khiến ông chọn anh làm người kế vị.
Từ đó, trong nước, người ta đã tập trung phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi, và mỗi khi Tết đến, người dân lại gói những chiếc bánh chưng, bánh giầy như một truyền thống tôn vinh người kế vị và kỷ niệm về sự hiểu biết và tận tâm của Lang Liêu.
3. Cảm nhận của em về câu chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy
Trong kho tàng truyện cổ dân gian nước ta có rất nhiều nhân vật kỳ ảo xuất hiện, tạo nên những yếu tố hoang đường, thêm phần thú vị. Những anh hùng có sức mạnh vô biên, có phép thuật lạ thường, luôn giúp đỡ người nghèo, bệnh vực kẻ yếu, trừng trị kẻ ác. Ca ngợi cái hay, cái đẹp của từng nhân vật.
Nhân vật trong câu chuyện Bánh Chưng Bánh Giày là Lang Liêu, con thứ mười tám của Vua Hùng Vương thứ sáu. Một người giàu lòng nhân hậu, siêng năng, gần gủi nhân dân, biết trọng nghề nông. Hoàn cảnh của ông cũng gặp nhiều khó khăn khi mẹ mất, ông phải sống như một nông phu nghèo khó, hằng ngày quanh quẩn với ruộng đồng. Đây cũng là cách xây dựng nhận vật trong truyện cổ nước ta. Đồng thời kết hợp với yếu tố kỳ ảo để câu chuyện thêm hấp dẫn. Chẳng hạn như chi tiết Thần báo mộng mách bảo Lang Liêu làm một loại bánh đặt biệt để cúng Tiên Vương. Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần báo mộng chỉ nói về giá trị của hạt gạo, chứ không chỉ dẫn một cách cụ thể. Nhờ sự thông minh của Lang Liêu, biết kết hợp các nguyên vật liệu đơn sơ sẵn có của nhà nông, gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh, lá dong, trở thành những vật phẩm có giá trị. Không những thế! Hình dáng của hai loại bánh này cũng rất đặc biệt, Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho Trời. Có thể nói hình ảnh của những chiếc bánh mang ý nghĩa thật sâu sắc về sự gắn kết với nhau. Thể hiện lòng yêu thương, đoàn kết, cùng nhau giữ gìn non sông, đất nước. Bánh chưng bánh giày là biểu tượng cao quý, thể hiện cái tâm, cái tài, nhất là lòng trung hiếu. Lang Liêu đã thể hiện được những đức tính mà nhà vua mong muốn, biết nối chí vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu.
Sự tích Bánh Chưng Bánh Giầy đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của các sản vật dâng cúng Tổ Tiên - Trời – Đất ngày Tết. Thể hiện đức tính cần cù, siêng năng, sáng tạo trong công việc. Tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Kính trọng ông bà, Tổ Tiên. Thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc con người Việt Nam.