Trong các loài vật bé nhỏ mà làm nên nhiều điều vĩ đại khiến con người phải thán phục, không thể không nhắc đến loài ong. Chăm chỉ, cần mẫn và đoàn kết, cuộc đời của chúng không chỉ xoay quanh việc chăm chỉ tạo ra những giọt mật ngọt cho đời, mà còn rất có ích đối với ngành nông nghiệp nói chung và đối với việc cung cấp thức ăn cho chúng ta nói riêng.
Một đàn ong hoặc tổ ong bao gồm một ong chúa, hàng trăm con ong mật đực, và hàng ngàn con ong thợ – là những con ong cái vô sinh, có nhiệm vụ lấy mật ở hoa, tạo sáp, xây dựng tổ và làm mật để nuôi sống những con ong khác.
Nhỏ bé nhưng mang trong mình năng lực phi thường, con ong còn được là nhà vô địch mùi, chúng cảm nhận và phân biệt mùi mạnh hơn 1.000 lần so với con người. Chúng ngửi được mùi hương của hoa ở khoảng cách hơn 1 km.
Những chú ong mật sử dụng mật hoa để tạo ra mật. Mật hoa có chứa tới gần 80% nước và một số loại đường phức tạp. Bước đầu tiên trong quá trình làm mật được bắt đầu khi những chú ong bay từ cây hoa này sang cây hoa khác để “thu thập” mật hoa. Chúng sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt của mình. Trong quá trình đi hút mật, ong còn thu thập cả phấn khi ghé thăm các loài hoa khác nhau. Quá trình đem phấn hoa từ cây này sang cây khác, loài ong cũng giúp thụ phấn cho hoa. Nhờ quá trình thụ phấn được lặp đi lặp lại, các loài thực vật có thể tạo ra quả và hạt cho con người. Trên thực tế, một phần ba lượng thức ăn mà chúng có được là nhờ quá trình thụ phấn của ong.
Loài ong có hai cái dạ dày – một chiếc dạ dày dùng để đựng mật hoa gọi là dạ dày mật ong và một chiếc dạ dày thông thường dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày mật ong có thể chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một chú ong. Các chú ong phải cần đến khoảng từ 100 đến 1500 bông hoa mới làm đầy được chiếc dạ dày của mình. Sau đó, chúng sẽ trở về tổ và sẽ chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở nhà. Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa từ những chú ong mật nói trên vào miệng của mình, sau đó sẽ “nhai” mật hoa trong vòng khoảng nửa tiếng, trong thời gian đó, enzim trong miệng sẽ chuyển hoa các loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản vì thế nó sẽ vừa dễ tiêu hoá hơn vừa giảm khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn trong quá trình cất giữ. Những chú ong sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà tại đó nước trong mật hoa sẽ bị cô cạn và mật hoa sẽ biến thành một chất siro đậm đặc hơn. Những chú ong dùng những chiếc cánh của mình để làm khô mật hoa.
Ngay khi mật đủ đặc, những chú ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một cái nút sáp ong. Mật ong được dự trữ và ăn dần. Trong một vòng một năm thì một con ong sẽ tạo ra được khoảng 55-91kg mật. Tuy nhiên, công việc không hề đơn giản, các chú ong cần phải bay hết 88.000km và dùng đến hết 2 triệu bông hoa để tạo ra 500g mật ong. Một tổ ong bình thường có thể tạo ra 27-45kg một năm.
Nếu ong chúa là nhà “vô địch” về đẻ, thì ong thợ lại là những con ong vô địch về sự tạo ra những giọt mật thơm ngon. Mỗi đàn ong trong một vụ hoa khoảng 3 tháng có thể sản xuất ra vài tạ mật. Để có 100 gram mật ong, một con ong phải bay một quãng đường là 46.000km, bằng với khoảng cách của 1 vòng trái đất.
Khi tìm được nguồn mật, các "công nhân" này sẽ dùng vòi dài để hút từng giọt từ tuyến mật của hoa vào dạ dày. Tiếp đó, dạ dày ong sẽ phân tích các loại đường phức hợp từ mật hoa thành nhiều loại đường đơn giản hơn và ít có xu hướng tinh thể hóa (còn gọi là kết tinh). Sau khi ong thợ trở về đàn sẽ chuyển nhượng mật này cho con khác gọi là ong nhai.
Một con ong có thể mang được 40 -50 mg mật ong trong dạ dày của mình, nhưng 70% mật được tiêu thụ trên 3km của chuyến bay để bù đắp năng lượng trong cơ thể con ong. Đó là lý do tại sao đặt ong ở gần cây nguồn mật. Để có 1 muỗng mật ong (30gram) thì 200 con ong phải đi lấy mật cả ngày. Và lưu trữ mật ong trong 75 lổ tổ thì cần phải có 1 gram sáp ong.
Nếu đàn ong nặng 3kg thì chỉ có 40-50% con ong tham gia đi lấy mật. Trong một lần đi lấy mật, thì số lượng ong này lấy được 500gram mật ong về tổ. Số ong còn lại thì bận rộn với việc nuôi ấu trùng, xây tổ, chế biến mật ong và những công việc khác trong tố. Mặt khác, một “nàng” ong chúa từ lúc sinh ra cho đến khi hết vòng đời của mình, mỗi ngày đều phải “sản xuất” ra 700-800 quả trứng.
Một vòng đời của ong vô cùng ngắn
Một con ong làm việc bình thường sống trong khoảng 4 đến 8 tuần. Đó không là gì so với 65-70 năm cuộc đời của chúng ta. Chúng có ít thời gian hơn để tác động đến thế giới so với chúng ta. Tuy nhiên, chưa ai nhìn thấy một con ong từ bỏ “công việc” của nó vì bất kể lý do gì.
Sự đóng góp của một con ong là không đáng kể
Một con ong chỉ có thể tạo ra 1/12 thìa cà phê mật ong. Nhưng chúng vẫn không ngừng cố gắng để hoàn thành công việc của riêng mình để có thể được lao động để tiếp tục sống. Những con ong làm việc để mang mật hoa và phấn hoa để nuôi thế hệ mới. Những con ong đực không chỉ duy trì nòi giống với ong chúa mà chúng còn phải sử dụng đôi cánh của mình để giữ nhiệt độ thích hợp trong tổ ong. Một con ong nhỏ có vẻ không hề quan trọng, nhưng nếu bạn loại bỏ nó khỏi hệ thống tổ, mọi thứ sẽ thất bại.
Một con ong không nghĩ về việc sẽ làm bất cứ điều gì cho riêng chúng
Một con ong thợ không kiếm được gì từ những gì nó làm. Và rồi, không một giọt mật nào thuộc về nó. Nó dành cả cuộc đời làm việc chăm chỉ chỉ để “nuôi nấng” thế hệ ong mới và chắc chắn rằng tổ ong có thể sinh tồn. Và ngay cả khi nó biết điều đó, sự thật ấy cũng không thuyết phục nó từ bỏ.
Một con ong có thể thuyết phục cả tổ đi theo mình
Khi tất cả các tế bào trong tổ ong đã đầy và ong chúa không có không gian để đẻ trứng, chúng cần tìm một nơi ở mới. Vì vậy, chúng từ bỏ nơi cũ và hạ cánh an toàn vào một cái cây mới. Một số con ong sẽ được gửi đi theo các hướng khác nhau để tìm một vị trí phát triển mà chúng có thể đảm bảo sinh sống. Chúng cố gắng truyền tải thông qua điệu nhảy của mình về địa điểm hoàn hảo tiếp theo. Trong một vài giờ, tổ ong sẽ chọn di chuyển đến nơi mà chúng tìm thấy. Điều này tác động giống như những vòng tròn đồng tâm xuất hiện sau khi chúng thả một viên đá vào một ít nước.
Baitap24h.com