Bài thơ 'Ánh trăng" đã gợi cho em những suy ghĩ sâu xa về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đó là luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước.
Bài thơ “Ánh trăng” mang đến một thông điệp sâu sắc về việc trân trọng quá khứ và những giá trị bền vững. Nó không chỉ là một lời nhắc nhở cá nhân của nhà thơ mà còn phản ánh quan điểm của một thế hệ về thái độ “uống nước nhớ nguồn” đối với quá khứ, những người đã khuất và chính bản thân mình. “Thái độ sống với quá khứ” chính là tinh thần “uống nước nhớ nguồn,” giữ gìn và phát huy những thành quả mà cha ông đã xây dựng. Như một câu nói khuyết danh đã nói: “Hôm nay là học trò của hôm qua,” điều này nhấn mạnh rằng mỗi người trưởng thành từ quá khứ của chính mình. Quá khứ mang đến cho chúng ta bài học, kinh nghiệm và giúp ta hiểu rõ hơn về bản thân và cuộc sống, đồng thời là nền tảng vững chắc cho tương lai Trân trọng quá khứ cũng là cách để chúng ta nỗ lực và trân trọng cuộc sống hiện tại hơn. Những người biết ơn quá khứ là những người có tấm lòng đáng quý. Đặc biệt đối với giới trẻ, việc thể hiện lòng biết ơn với quá khứ là cách thể hiện sự trân trọng công lao của tổ tiên và sự nỗ lực cá nhân. Ví dụ, trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, hình ảnh em bé dân tộc Thái ôm lá cờ đỏ sao vàng diễu hành là một minh chứng cho lòng biết ơn và ý thức trách nhiệm của thế hệ mới.
Trong xã hội hiện đại đầy bận rộn, con người dễ bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi và tiền tài, dẫn đến việc quên đi những giá trị bình dị và công lao của tổ tiên. Sự lãng quên và quay lưng với ký ức là những hành động đáng chỉ trích. Thiếu lòng biết ơn và sống phụ nghĩa có thể dẫn đến sự ích kỷ và vô trách nhiệm, khiến con người bị xã hội và lương tâm chỉ trích. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người luôn giữ lòng hướng về quá khứ, trân trọng những hy sinh và cống hiến của tổ tiên, đồng thời ý thức được nhiệm vụ của mình trong cuộc sống hòa bình hiện tại. Trân trọng quá khứ không có nghĩa là sống mãi trong quá khứ, mà là lấy đó làm động lực cho hiện tại và tương lai. Bài thơ “Ánh trăng” chính là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những ai thiếu lòng biết ơn và bạc nghĩa với những thành quả mà mình đang hưởng thụ. Nó nhấn mạnh đạo lý của dân tộc và là bài học quý giá cho các thế hệ tiếp theo về việc sống có đạo đức và thủy chung.