BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt không chỉ là bức tranh ấm áp về tình bà cháu mà còn khắc họa sâu sắc những kỷ niệm tuổi thơ. Qua hình ảnh bếp lửa, tác giả thể hiện tình yêu thương, lòng kính trọng và sự tri ân đối với người bà, người đã nuôi dưỡng tâm hồn tác giả.

Văn học và Vai Trò Của Bếp Lửa Trong Tác Phẩm "Bếp Lửa" Của Bằng Việt

Văn học ra đời giữa những niềm vui và nỗi buồn của nhân loại, và sẽ đồng hành cùng con người đến ngày tận thế. Mỗi tác phẩm văn học chân chính giống như một vũ khí thanh cao và hiệu quả mà chúng ta có để thay đổi thế giới giả dối và tàn nhẫn, làm cho tâm hồn con người trở nên trong sạch và phong phú hơn. Văn chương trao truyền những tình cảm và cảm xúc tươi đẹp, trong sáng cho tâm hồn con người, hướng đến vẻ đẹp của chân thiện mỹ. Chính vì thế, văn chương như suối nguồn tạo sự sống cho tâm hồn mỗi người. Những trang văn và câu thơ bồi đắp thêm cho chúng ta những tình cảm đã có và làm giàu thêm những tình cảm chưa có. Bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt là một tác phẩm như vậy. Cũng viết về những tình cảm muôn thuở của con người như tình bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước, mà chúng ta đã gặp trong thơ ca dân gian, trong những trang văn tuyệt đẹp của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông quê hương, những câu hát và cảnh xứ non sông, những câu tục ngữ về tình bà cháu thiêng liêng: “Ngó lên nạt luộc mái nhà/Bao nhiêu nạt luộc nhớ ông bà bấy nhiêu.” Tuy nhiên, khi đến với những câu thơ của Bằng Việt, ta vẫn cảm thấy rung động vì những nỗi băn khoăn riêng, vẫn ám ảnh và đầy dư ba về sự hy sinh của người bà tần tảo và tình yêu của người cháu dành cho bà.

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỷ XX, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà, “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình, và “Bếp lửa” cũng không phải là một ngoại lệ. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật tại Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau đó được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang Vũ.

Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó, người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỷ niệm thời ấu thơ và sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà. Đồng thời, bài thơ thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với người bà, gia đình, quê hương và đất nước.

Trước hết là hình ảnh “bếp lửa” – nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ và hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, người thân yêu, bà, và cả những kỷ niệm ấu thơ khi còn nhỏ. Dòng cảm xúc hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh “bếp lửa” yêu thương:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắm mưa.”

Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” gợi lên một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sáng. Những đốm than hồng đỏ rực nồng đượm sự ấp ủ, được nhóm lên bởi bàn tay dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Cái bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong tâm trí, trong nỗi nhớ ám ảnh của nhà thơ, ấp ủ, trân trọng và giữ gìn. Điều đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà – người nhóm lửa trong mỗi buổi sáng mai:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” gợi tả sự cần cù, chịu khó, vất vả và giàu đức hy sinh của người bà. “Thương” là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia và bao hàm cả sự kính trọng, niềm biết ơn sâu sắc, cùng nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu dành cho bà của mình.

Với ba câu thơ mở đầu tác phẩm, Bằng Việt đã thể hiện tình cảm nỗi nhớ da diết của mình về bếp lửa quê hương và người bà thân yêu. Đây có thể coi là khúc dạo đầu viết về nỗi nhớ, từ đó định hướng cảm xúc cho toàn bài. Bài thơ sẽ là lời tâm tư, nỗi nhớ của người cháu về bếp lửa, về người bà và cả những kỷ niệm buồn vui khi còn bên cạnh bà.

Nhắc đến tuổi thơ, có lẽ trong mỗi chúng ta luôn thường trực nghĩ tới những năm tháng hồn nhiên, tinh khôi khi được sống trong sự đủ đầy cả về vật chất và tình cảm yêu thương của cha mẹ và người thân. Nhưng với thế hệ như nhà thơ Bằng Việt, điều đó làm sao có được khi họ phải sống trong những năm tháng bom rơi đạn lạc, chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Vì thế, khi nhớ về thời ấu thơ, những kỷ niệm trong ký ức như một thước phim quay chậm hiện về trong tâm trí của Bằng Việt với biết bao sự thiệt thòi, gian khổ, thiếu thốn và nhọc nhằn. Kỷ niệm đầu tiên là khi lên bốn tuổi:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” gợi tả cái đói kéo dài làm cho mệt mỏi, rã rời và kiệt sức. Vì thế, cái đói đã khiến cho ngựa cũng trở nên gầy rạc, hình ảnh người bố đánh xe chắc chắn cũng khô héo, tiều tụy, xanh xao… Tất cả đã khiến cho người đọc dâng lên một nỗi niềm xót xa khi nhớ tới nạn đói khủng khiếp năm 1945. Khi ấy, cháu ở cùng bà và cùng bà nhóm lửa, khói bếp tỏa ra đã làm cho nhèm mắt, “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Làn khói đã in đậm trong tâm trí người cháu như nỗi cơ cực, vất vả của cái nghèo, cái đói và chiến tranh loạn lạc trong tuổi thơ của người cháu. Những câu thơ được viết lên bằng những tình cảm chân thực nên chan chứa nước mắt và dày đặc làn khói. Giọng thơ trầm xuống thấm thía một nỗi buồn cơ cực đến xót xa khi dòng hoài niệm tuổi thơ dâng đầy trong lòng thi sĩ khiến “sống mũi còn cay”.

Tiếp đến là những dòng hoài niệm về tám năm sống bên bà trong cuộc sống có chiến tranh:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Âm thanh của tiếng chim tu hú quen thuộc ở chốn đồng quê mỗi độ hè về cứ vang vọng, réo rắc cuộn xoáy vào lòng người con xa xứ. Âm thanh của tú hú kêu được tái hiện trong những cung bậc và cảnh huống khác nhau: khi thì từ cánh đồng xa vọng lại (Tu hú kêu trên những cánh đồng xa) gợi lên một không gian rộng lớn, mênh mông và vắng lặng; khi thì lại rộn lên khắc khoải, da diết khiến lòng người trỗi lại những hoài niệm xa xăm (Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà/ Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế); khi thì lại gióng giả, kêu