BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện dân gian đặc sắc, kể về truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng sau khi đánh đuổi giặc Minh. Qua đó, câu chuyện không chỉ tôn vinh lòng yêu nước mà còn giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm.

1. Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm

Trong thời kỳ nước ta bị giặc Minh đô hộ, chúng đã gây ra nhiều tội ác tàn bạo. Chính vì thế, Lê Lợi quyết định khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng lúc đầu lực lượng còn yếu, quân số lại ít, nên thường gặp thất bại. Thấy rõ nỗ lực của Lê Lợi, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh giặc. Tuy nhiên, để có được gươm thần hoàn chỉnh, Lê Lợi cũng phải trải qua không ít thử thách. Câu chuyện bắt đầu với Lê Thận, một ngư dân. Trong một lần thả lưới, ông kéo lên một thanh sắt ba lần, sau đó phát hiện đó là lưỡi gươm. Vài ngày sau, khi Lê Lợi chạy trốn vào rừng do bị quân địch truy đuổi, ông tìm thấy một chuôi gươm nạm ngọc. Khi tra chuôi gươm này vào lưỡi gươm mà Lê Thận đã kéo lên, chúng khớp hoàn hảo. Lê Lợi nhận ra đây là gươm thần. Với sự giúp đỡ của gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng liên tiếp, cuối cùng đuổi giặc Minh ra khỏi nước. Khoảng một năm sau khi chiến thắng, trong khi Lê Lợi đang chèo thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng đến đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

2. Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Đọc hiểu

Câu 1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có gì đáng chú ý?

Cả ba lần Lê Thận đều kéo được một thanh sắt.

Câu 2. Tranh minh họa nhân vật sự việc gì của truyện?

Tranh minh họa nhân vật Lê Thận và sự việc Lê Thân đang kéo lưới.

Câu 3. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Nhờ có thanh gươm thần mà nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Có thanh gươm thần trong tay, Lê Lợi tung hành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía.

Câu 4. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

Phần 5 giải thích tên gọi hồ Gươm.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

- Quân Minh sang xâm lược nước ta.

- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại chúng.

- Lê Thận - một người đánh cá vớt được lưỡi gươm.

- Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.

- Nhờ thanh gươm báu, nghĩa quân của Lê Lợi đánh bại quân Minh.

- Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.

Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

- Nhân vật nổi bật: Lê Lợi

- Đặc điểm nổi bật: Một con người chính trực, dũng cảm và có tài năng lãnh đạo.

Câu 3. Những chỉ tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

- Chi tiết liên quan đến lịch sử:

+ Giặc Minh xâm lược nước ta.

+ Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh.

- Chi tiết hoang đường, kì ảo:

+ Ba lần kéo lưới đều khéo được một thanh sắt.

+ Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: “Thuận Thiên”

+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa.

+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy, đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

+ Rùa Vàng thay Đức Long Quân hiện lên đòi gươm thần.

Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:  Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Truyện ca ngợi ý chí chiến đấu của dân tộc Việt Nam, ca ngợi vị vua anh minh,

tài năng Lê Lợi, giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

- Ý nghĩa: Giúp người đọc hiểu được các sự kiện, nhân vật, cảnh vật theo cách lý giải của nhân dân.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác: