BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Thị Nở là một nhân vật nổi bật trong truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao. Cô là một người phụ nữ có vẻ ngoài thô kệch nhưng trái tim nhân hậu, sống trong cảnh nghèo khổ. Thị Nở trở thành nhân tố quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo, giúp anh khôi phục niềm tin vào cuộc sống lương thiện.

Thị Nở là ai?

Câu hỏi này có vẻ thừa, nhưng để trả lời nó, ta cần đặt Thị Nở trong tương quan với tất cả những nhân vật quan trọng nhất của làng Vũ Đại. Nghĩa là phải xem xét cấu trúc hình tượng của tác phẩm.

Vấn đề của Chí Phèo thực ra là vấn đề nhân tính. Cực điểm của sự tha hóa ở Chí Phèo là sự hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, nghĩa là bán đi cả bộ mặt người lẫn linh hồn để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hình tượng Chí Phèo là biểu hiện cho tính người bị hủy hoại, vùi lấp. Thủ phạm chính là Bá Kiến. Tham gia vào quá trình đẩy Chí Phèo đến tuyệt vọng còn có một lực lượng khác, không kém phần tàn bạo: định kiến. Bà cô Thị Nở hiện diện như là cái loa phát ngôn cho định kiến của làng. Còn Thị Nở là hiện thân của tình người. Chỉ có tình người mới cứu được tính người. Tình người là một sức mạnh, nhưng cũng rất mong manh. Đối diện với định kiến hà khắc, tình người rất dễ bị tiêu tan. Quan hệ giữa Thị Nở – Chí Phèo – bà cô dường như đã thể hiện rõ tương quan ấy.

Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao mô tả Chí Phèo có quan hệ với hai người đàn bà. Với bà Ba – hẳn là xinh đẹp nhất làng Vũ Đại – Chí không được hưởng chút tình yêu nào. Hành vi của bà Ba gọi Chí lên bóp chân, thực chất là hành vi bóc lột – bóc lột phần trai trẻ ở Chí Phèo, khi mà lão Bá đã cạn kiệt. Chí Phèo chỉ được xem như một thứ nô lệ. Còn với Thị Nở – người đàn bà xấu nhất làng Vũ Đại – Chí Phèo được hưởng tình người. Tình người mộc mạc, đơn sơ chỉ còn sót lại duy nhất ở Thị Nở.

Nhiều người phê phán Nam Cao là tự nhiên chủ nghĩa, quá trớn khi mô tả Thị Nở xấu đến ma chê quỷ hờn. Nhưng xét ở bình diện nghệ thuật, Thị càng xấu, tác phẩm càng hay. Dĩ nhiên không phải vì xấu mà hay. Thị Nở xấu đến tột bậc mà vẫn không ai lấy, bi kịch mới càng sâu sắc. Đâu phải vô cớ mà Nam Cao trút vào Thị Nở tất cả những nét mỉa mai nhất của hóa công dành cho một người đàn bà. Thị xấu, nghèo, dở hơi, lại con nhà có mả hủi! Tất cả những điều ấy đã biến Thị Nở thành một thứ phế thải, vô giá trị. Nhưng ở con người vô giá trị ấy lại có một thứ tài sản vô giá: tình người. Đây là dụng ý của Nam Cao.

Thị Nở tên thật là gì

Người đàn bà dở hơi có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam ấy là Thị Nở - người con gái xấu ma chê quỷ hờn song vẫn có được cuộc tình trăng hoa một đêm với kẻ khốn nạn chuyên rạch mặt ăn vạ là Chí Phèo. Ít ai biết được rằng, người đàn bà nổi tiếng trong văn học Việt Nam ấy được xây dựng từ một nhân vật người trần mắt thịt ngoài đời thực.

Men theo con đường tỉnh lộ quanh co, cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) chừng 30km, chúng tôi tìm về làng Vũ Đại nổi tiếng trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Ngôi làng ấy trước có tên là làng Đại Hoàng (tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân) nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao đã vẽ nên 2 nhân vật điển hình trong tác phẩm của mình bằng sự tích cóp, góp nhặt những điều xấu xa nhất của người trong thiên hạ và chính người làng mình. Ít ai ngờ được rằng, Chí Phèo - Thị Nở không chỉ là những nhân vật có trong văn chương mà là những người có thực ngoài đời.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Trần Duy Đường (gần 80 tuổi) - con cháu của cụ Bá Bính - nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến - cho hay, những câu chuyện về Chí Phèo - Thị Nở hiện giờ chỉ có một số người già nhớ, còn những thế hệ trẻ trong làng chẳng mấy người quan tâm. Khi chúng tôi hỏi cụ về nguyên mẫu hình tượng Thị Nở thì bất ngờ được biết: “Thị Nở là có thật và cũng có dây mơ rễ má họ hàng với chính nhà văn Nam Cao. Nam Cao gọi "Thị Nở" là dì”, ông Đường nói.

Chí Phèo tên thật là gì

Chí Phèo tên thật là Chí, quê gốc ở Đại Hoàng. Cha mẹ mất sớm, anh Chí vì nhà quá nghèo không có ruộng vườn nên phải đi làm thuê cho nhà địa chủ. Về sau, Chí chuyển hẳn sang nghề mổ lợn thuê.

Câu chuyện kể về Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi trong lò gạch cũ và được nhận nuôi. Lớn lên, anh làm nông cho gia đình kiến, bị vu oan và bị bắt giam. Sau bảy, tám năm tù, anh trở về với một diện mạo khác, thường xuyên say xỉn và trở thành một kẻ bạo lực, đáng sợ trong làng. Cuộc sống của anh đầy u tối, nhưng một đêm trăng sáng, anh gặp Thị Nở và họ ngủ cùng nhau. Sáng hôm sau, Thị Nở làm cho anh một bát cháo hành. Sự quan tâm ấy khiến Chí Phèo khao khát trở lại cuộc sống lương thiện. Tuy nhiên, anh lại bị đẩy vào tuyệt vọng vì sự từ chối của dì. Quay lại với rượu và dao, anh đâm chết gia đình kiến rồi tự sát. Khi nghe tin anh mất, anh nghĩ về cái lò gạch và cuộc đời của mình.