BAITAP24H.COM Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Nam, kết hợp tinh tế với âm hưởng ca dao, lối sống và tình cảm gắn bó thủy chung, mang đậm bản sắc dân tộc.

Thơ là cây đàn của tâm hồn, là nhịp điệu của con tim, thể hiện một cách xuất sắc mọi cung bậc cảm xúc của con người, từ niềm vui đến nỗi buồn, từ sự cô đơn đến tuyệt vọng. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy, thơ không chỉ nói hộ lòng mình mà còn thể hiện sự quyến luyến, tình nghĩa keo sơn gắn bó. Bài thơ "Việt Bắc" chính là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, thông qua đoạn trích "Việt Bắc", ta sẽ thấy tính dân tộc đậm đà thấm đượm qua từng câu, từng chữ.

Quả không sai khi nói rằng đối với người làm thơ, thơ là phương tiện quan trọng để biểu đạt cảm xúc. Chỉ có cảm xúc chân thật mới tạo nên một tác phẩm văn học chân chính. Vì vậy, cảm xúc càng mãnh liệt, thơ càng có sức ảnh hưởng đến trái tim bạn đọc. Tố Hữu, một nhà thơ trữ tình, chính trị xuất sắc, đã khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc. Các tác phẩm của ông luôn phản ánh chân thực quá trình cách mạng. Bởi vậy, đọc các tác phẩm ấy ta luôn thấy tính dân tộc thấm nhuần trong từng câu, từng chữ, tiêu biểu là bài thơ "Việt Bắc".

Vào tháng 7 năm 1957, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Những người cán bộ kháng chiến từ miền ngược trở về miền xuôi. Nhân sự kiện đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này. Có lẽ đó chính là lý do khiến "Việt Bắc" đậm đà bản sắc dân tộc. Tính dân tộc của tác phẩm không chỉ thể hiện ở thể thơ lục bát quen thuộc, lối đối đáp "ta", "mình" trong ca dao, dân ca mà còn ở những hình ảnh giản dị, tình nghĩa thủy chung gắn bó.

Mình về mình có nhớ ta  
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng…  
Tiếng ai tha thiết bên cồn  
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi  
Áo chàm đưa buổi phân ly  
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Đó là buổi chia tay đầy bịn rịn, quyến luyến giữa người dân Việt Bắc và cán bộ miền xuôi, sự nuối tiếc bao trùm toàn bộ khổ thơ. "Mười lăm năm ấy" chính là khoảng thời gian đầy khó khăn nhưng vô cùng oanh liệt của dân tộc, gợi nhắc về khoảng thời gian gắn bó khăng khít của tình quân dân. Lối đối đáp "mình", "ta" đậm đà tính dân tộc, đã góp phần thể hiện tâm trạng của người đi và kẻ ở. Đó là sự bâng khuâng, bồn chồn nửa muốn đi nhưng lại không nỡ. "Áo chàm" vừa là màu áo quen thuộc của người dân Việt Bắc, vừa dùng để chỉ sự son sắt, thủy chung trong giờ phút chia tay. Họ gửi gắm tất cả những điều muốn nói qua cái cầm tay thật chặt, đó chính là cái bắt tay thể hiện tình quân dân gắn bó. Đó là một tình cảm cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tính dân tộc trong tác phẩm còn được thể hiện qua những hoài niệm về thiên nhiên và con người. Trong tác phẩm, thiên nhiên hiện lên ở những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, có nắng, có mưa, có sương mù… Ở đó có “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, tất cả hiện lên như một thước phim quay chậm thật thơ mộng về thiên nhiên Việt Bắc. Trong hoài niệm của Tố Hữu, là những con người lam lũ, vất vả với những công việc thầm lặng, họ hiện lên với lòng căm thù giặc sâu sắc, cùng với sự thủy chung đậm đà lòng son sắc với tinh thần lạc quan.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi  
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng  
Ngày xuân mơ nở trắng rừng  
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.  
Ve kêu rừng phách đổ vàng  
Nhớ cô em gái hái măng một mình  
Rừng thu trăng rọi hòa bình  
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Có ý kiến cho rằng đây là đoạn thơ mang đậm tính dân tộc nhất trong tác phẩm, có lẽ đúng bởi đoạn thơ có nhiều hình ảnh đẹp về thiên nhiên và con người với những công việc thầm lặng. Để mở đầu cho bức tranh ấy, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi tu từ:

Ta về mình có nhớ ta,  
Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Nhà thơ hỏi chỉ để hỏi, hỏi như để giãi bày tâm trạng của mình. Hoa là biểu tượng cho thiên nhiên Việt Bắc, người chính là con người Việt Bắc. Từ “cùng” đã trở thành sợi dây gắn kết giữa hoa và người. Bức tranh mùa đông mở đầu cho bức tranh về bốn mùa, giữa không gian bạt ngàn của rừng già bỗng nổi bật lên hình ảnh “đỏ tươi” của hoa chuối, gợi lên sự ấm áp và lan tỏa cho cả bức tranh nghệ thuật, làm cho thiên nhiên không xa lạ mà trở nên thật gần gũi với con người. Trong bức tranh ấy, con người hiện lên với tư thế “dao cài thắt lưng”, thật khỏe khoắn mạnh mẽ.

Tác giả chuyển từ không gian rừng xanh sang thời gian “ngày xuân” với hình ảnh “mơ nở trắng rừng”, thiên nhiên có sự chuyển đổi đồng loạt qua sự kết hợp giữa danh, động, tính từ, “mơ nở trắng” gợi ra một không gian tinh khiết rộng lớn nhẹ nhàng. Nếu thiên nhiên có sự chuyển đổi đồng loạt thì con người lại hiện lên với tư thế tỉ mỉ, “chuốt từng sợi giang”. Chi tiết nhỏ nhặt nhưng rất đáng nhớ và in đậm trong tâm trí Tố Hữu. 

Bức tranh mùa hè hiện lên với tiếng ve ngân và màu sắc của hoa vàng. Động từ “đổ” tạo hiệu ứng dây chuyền khi ve vừa cất tiếng kêu thì cả rừng hoa đồng loạt chỗ hoa khiến cho không gian trở nên tưng bừng, rực rỡ. 

Nhà thơ khép lại bức tranh tứ bình ấy bằng thiên nhiên và con người vào cảnh ngày thu. Bức tranh thu hiện lên cả về không gian “rừng thu” và thời gian “trăng rọi”. Ánh trăng rọi xuống xóm làng Việt Bắc có thể hiểu là ánh trăng của sự bình yên, niềm tin của con người vào cách mạng, tin rằng nhất định sẽ chiến thắng. Con người hiện lên qua tiếng hát “ân tình thủy chung”, tiếng ai không xác định nhưng là tiếng hát trong trẻo ca ngợi nghĩa tình. Dù có đi đến đâu, những người cán bộ kháng chiến sẽ không thể quên tiếng hát ấy.

Tính dân tộc trong tác phẩm còn được thể hiện khi tác giả viết về những cuộc hành quân hào hùng của dân tộc, cùng vai trò của Cách mạng và chiến khu Việt Bắc.

Những đường Việt Bắc của ta  
Đêm đêm rầm rập như là đất rung  
Quân đi điệp điệp, trùng trùng,  
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan  
Dân công đỏ đuốc từng đoàn  
Bước chân nát đá, muốn tàn lửa bay.

Các từ láy “đêm đêm”, “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng” cùng biện pháp phóng đại bước chân “nát đá muốn tàn lửa bay”, “rầm rập như là đất rung” cho thấy khí thế hào hùng, anh dũng của con người Việt Bắc. Dù biết rằng phía trước còn nhiều gian khổ, họ vẫn sẵn sàng dấn thân, luôn bước về phía trước và tin rằng, “dẫu”, “nghìn đêm thăm thẳm, sương dày”, thì “đèn pha bật sáng như ngày mai lên”, đó chính là niềm tin về một tương lai tươi sáng nhất định đất nước sẽ giành thắng lợi. Rồi mai sẽ:

Tin vui chiến thắng trăm miền  
Hòa bình Tây Bắc, Điện Biên vui về,  
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,  
Vui lên Việt Bắc, đèo De núi Hồng.

Chiến thắng ấy chính là nhờ sự đoàn kết của cả dân tộc và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và cụ Hồ. Viết về chiến thắng ấy, Tố Hữu thầm ca ngợi khối đại đoàn kết dân tộc ta. 

Không chỉ qua nội dung mà tinh thần dân tộc trong "Việt Bắc" còn được thể